Top 13 cách giảm acid uric tự nhiên không cần thuốc
Nhận biết triệu chứng cảnh báo chỉ số acid uric cao
Axit uric là sản phẩm của quá trình phân giải purine - hợp chất có mặt trong nhiều thực phẩm và trong tế bào cơ thể. Ở người khỏe mạnh, nồng độ acid uric máu thường nằm trong khoảng 3.5 - 7.2 mg/dL đối với nam giới trưởng thành.
Khi nồng độ acid uric máu vượt quá ngưỡng trên được chẩn đoán là tăng acid uric máu. Người bệnh thường có các triệu chứng như:
- Cảm giác khó chịu ở khớp: Sưng đỏ, nóng rát ổ khớp, đau đớn khi chạm vào hoặc khó khăn khi di chuyển khớp.
- Đau không rõ nguyên nhân: Đau ở hông, đau lưng dưới, đau bụng dưới hoặc đau háng.
- Tiểu tiện bất thường: Đi tiểu thường xuyên, nước tiểu đục hoặc có mùi hôi khác thường.
- Da biến sắc: Da bóng dầu, đỏ hoặc tím tái không bình thường.
- Viêm khớp: Tình trạng acid uric tạo thành tinh thể sodium urat, gây viêm khớp và hình thành bệnh gút.
- Bệnh sỏi thận: Sự tích tụ acid uric có thể tăng nguy cơ sỏi thận urat.
- Triệu chứng khác: Buồn nôn, nôn mửa, sốt và ớn lạnh.
Lưu ý rằng khi nồng độ acid uric tăng, không phải tất cả mọi người đều phát hiện triệu chứng giống nhau. Hầu hết những người có nồng độ acid uric cao thường không có triệu chứng cho đến khi bệnh tiến triển thành gút hoặc sỏi thận.
Bệnh gút bắt nguồn từ nguyên nhân tăng acid uric máu
Sự nguy hiểm của tăng acid uric máu
Tăng cao nồng độ acid uric trong máu có thể đưa đến những hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe. Sự tích tụ quá mức acid uric trong cơ thể thường là nguyên nhân chính của bệnh gút – một dạng viêm khớp mạn tính gây ra đau đớn và biến dạng khớp nếu không được điều trị kịp thời. Đồng thời, acid uric cũng có khả năng tích tụ thành sỏi thận, gây ra đau và có thể ảnh hưởng đến chức năng thận.
Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nồng độ acid uric cao có thể tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch, suy thận (bệnh thận mãn tính) và đái tháo đường loại 2. Vì vậy, việc kiểm soát tốt nồng độ acid uric máu thông qua việc thực hiện nhiều biện pháp giảm acid uric tại nhà là một nhiệm vụ quan trọng để ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Top 13 cách giảm acid uric tự nhiên tại nhà không cần dùng thuốc
1. Hạn chế thực phẩm giàu Purin
Purin, hợp chất tự nhiên có trong thịt, thủy hải sản, nội tạng động vật và ngũ cốc, khi được gan chuyển hóa thành acid uric. Hạn chế ăn những thực phẩm này sẽ giúp ngăn ngừa tăng acid uric máu.
Thịt đỏ là nhóm thực phẩm người tăng acid uric máu không nên ăn
2. Tránh thực phẩm và đồ uống nhiều đường
Nghiên cứu chỉ ra rằng đường fructose, có trong thực phẩm và đồ uống ngọt, có thể kích thích gan sản xuất acid uric. Bạn hãy cắt giảm tiêu thụ đường tối đa.
3. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước thúc đẩy quá trình lọc acid uric qua thận và giảm nồng độ acid uric trong máu. Nước cũng giúp pha loãng acid uric trong nước tiểu, ngăn chặn sự tạo thành sỏi thận.
4. Tránh uống rượu, bia
Rượu bia có chứa hàm lượng purin cao. Khi tiêu thụ rượu bia, lượng purin tăng sẽ dẫn đến nồng độ acid uric trong gan tăng, sau đó tăng nồng độ trong máu. Lượng cồn trong rượu bia cũng ảnh hưởng đến khả năng lọc máu của thận, làm giảm khả năng đào thải acid uric. Người mắc bệnh gút nên hạn chế hoặc tránh uống rượu bia để cải thiện nồng độ acid uric.
Rượu bia là nguyên nhân hàng đầu gây tăng acid uric
5. Uống cà phê
Cà phê chứa nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho người mắc bệnh gút và sỏi thận urat. Polyphenol, như axit chlorogenic và cafein, trong cà phê có khả năng ức chế xanthine oxidase, enzyme giúp chuyển purin thành acid uric. Nghiên cứu chỉ ra rằng uống trên 4 cốc cà phê (944 ml) hoặc 6 cốc cà phê (1416 ml) mỗi ngày có thể giảm lần lượt 57% và 59% nguy cơ tăng acid uric máu. Cà phê cũng có tác dụng lợi tiểu, hỗ trợ loại bỏ acid uric nhanh chóng từ cơ thể.
6. Giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh
Trọng lượng cơ thể lớn có thể suy giảm chức năng thận, giảm khả năng đào thải acid uric. Ngược lại, việc giảm cân và duy trì trọng lượng khỏe mạnh có thể cải thiện chức năng thận, tăng hiệu suất lọc và bài tiết acid uric máu. Đồng thời, giảm mỡ bụng giúp giảm mức độ viêm nhiễm và đau khớp khi gút bùng phát.
7. Kiểm soát lượng đường
Hạn chế đường và tinh bột trong chế độ ăn giúp kiểm soát lượng đường trong máu và cân bằng insulin. Sự gia tăng insulin liên quan đến tăng acid uric huyết thanh, nên việc kiểm soát lượng đường là một cách lành mạnh giảm acid uric.
Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều đường giúp ngăn chặn tăng acid uric máu
8. Tăng cường chất xơ
Chất xơ hấp thụ chậm và tạo lớp nhầy trong ruột non, hỗ trợ cơ thể giảm hấp thụ purin và ức chế tăng sinh acid uric. Việc tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả là một cách tự nhiên, hiệu quả để giảm acid uric.
9. Ăn nhiều thực phẩm giàu Vitamin C
Bổ sung vitamin C có thể giúp hạ thấp nồng độ acid uric máu thông qua hiệu ứng uricosuric, kích thích bài niệu. Thực phẩm giàu vitamin C, như trái cây và rau củ, hỗ trợ thận hoạt động hiệu quả, kiểm soát nồng độ acid uric máu và ngăn ngừa cơn gút.
10. Ăn quả anh đào (Cherry)
Anh đào chứa nhiều vitamin C, đặc biệt là dehydroascorbic acid, có thể giảm nồng độ acid uric máu khoảng 15% chỉ sau 5 giờ. Ngoài ra, chất chống oxy hóa như anthocyanin trong anh đào giúp kiểm soát acid uric máu và giảm nguy cơ gút. Việc tiêu thụ anh đào là một cách dễ dàng và hiệu quả để giảm acid uric tại nhà.
Quả anh đào rất tốt cho người bị gút
11. Không dùng thuốc tăng acid uric máu
Một số loại thuốc có thể gây biến chứng và làm tăng axit uric máu, bao gồm thuốc lợi tiểu, aspirin (thuốc giảm đau), ACE inhibitor (thuốc điều trị tăng huyết áp), vitamin B3 (niacin), và thuốc kháng khuẩn lao (pyrazinamid). Ngưng sử dụng các loại thuốc này có thể là cách hiệu quả để giảm acid uric, nhưng quan trọng nhất là thảo luận với bác sĩ trước khi đưa ra quyết định tự ý ngưng dùng thuốc để đảm bảo không ảnh hưởng đến liệu pháp điều trị bệnh.
12. Bổ sung sữa
Sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua và phô mai là những thực phẩm an toàn cho người mắc bệnh gút. Vì sữa hầu như không chứa purin, còn sữa chua và phô mai chỉ chứa rất ít purin (dưới 13 mg purin/100g thực phẩm). Điều này là quan trọng vì mức purin an toàn cho người bệnh gút là 400mg/ngày. Việc lựa chọn sữa và sản phẩm từ sữa có thể giúp giảm rủi ro tăng axit uric máu và ngăn ngừa sớm những đợt cơn gút trong tương lai.
Sữa tươi tốt cho người bị gút
13. Tránh căng thẳng
Căng thẳng có thể tăng huyết áp và nồng độ cortisol (hóc-môn căng thẳng) trong máu. Sự tăng huyết áp có thể làm thận phải làm việc mạnh mẽ hơn để lọc máu, làm quá trình đào thải axit uric trở nên không hiệu quả. Ngoài ra, tăng cortisol cũng góp phần làm tăng axit uric. Do đó, tránh cảm giác căng thẳng được xem là một cách giảm axit uric hiệu quả và lành mạnh, đặc biệt quan trọng cho những người mắc bệnh gút.
Trên đây là 13 cách đơn giản giúp giảm acid uric tự nhiên không cần thuốc. Bạn hãy áp dụng kết hợp với tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm của bệnh gút.
-
Gợi ý thực đơn bữa sáng cho người bị gút: Ăn uống đúng chuẩn, không lo tái phát
-
Người bị gút có nên ăn thịt dê không? Xem ngay để biết ăn uống đúng cách ngăn ngừa cơn đau gút
-
Top 5 cách giảm đau do gút không cần dùng thuốc: Áp dụng ngay đánh bại cơn đau khớp
-
Chữa bệnh gút bằng dưa chuột: Đơn giản, tiết kiệm chi phí nhưng hiệu quả bất ngờ
-
Bệnh gút có được uống rượu vang? Top đồ uống có lợi cho người bị gút
-
Ngũ gia bì là thảo dược có tác dụng mạnh gân cốt, khu phong hóa...
-
Cây Gắm, còn được biết đến với các tên gọi khác như dây mấu, vương...
-
Kim ngân hoa là thảo dược quý thường được dùng trong các bài thuốc kháng...
-
Khang Thống Linh là sản phẩm chăm sóc sức khỏe dành cho người có acid...
-
Công ty TNHH Dược phẩm Khang Linh đã nghiên cứu và phân phối trên thị...