Phương pháp tập luyện cho người bị gút: Điều quan trọng không thể bỏ qua

Quan điểm bệnh gút nên tránh vận động nhiều để giảm đau được rất nhiều người đồng tình. Tuy nhiên, đây không phải là quan điểm chính xác. Nghiên cứu chỉ ra rằng tập thể dục và vận động đúng cách mang lại rất nhiều lợi ích cho người bị gút. Cụ thể, phương pháp tập luyện cho người bị gút như thế nào là đúng? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Tác dụng của tập thể dục với bệnh gút

Tập thể dục thể thao rất tốt cho người bị gút, giúp giảm acid uric trong máu. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tập thể dục còn giúp kéo dài thêm 4 - 6 năm tuổi thọ cho những người có nồng độ acid uric cao.

Tăng cân và béo phì làm tăng nồng độ acid uric, do đó, việc kiểm soát cân nặng giúp giảm nguy cơ bùng phát các triệu chứng gút cấp tính. Tập thể dục kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, ít calo là biện pháp hàng đầu để giảm thừa cân, hỗ trợ giảm triệu chứng sưng viêm của gút.

Tập thể dục còn có tác dụng tăng cường sự linh hoạt của các khớp sau các đợt viêm cấp tính. Đồng thời, duy trì hoạt động vận động thường xuyên giúp ngăn chặn nguy cơ phát triển các nốt tophi gây cứng khớp.

Gợi ý một số phương pháp tập luyện cho người bị gút

Dưới đây là một số bài tập giúp các khớp xương vận động linh hoạt, giảm triệu chứng của bệnh gút:

1. Bài tập giãn cơ

Phương pháp tập luyện cho người bị gút

Bài tập giãn cơ tốt cho xương khớp của bệnh gút

Các bài tập giãn cơ giúp giảm tích tụ acid uric trong cơ thể và tăng cường sự dẻo dai của khớp. Bạn có thể tham khảo một số bài tập giãn cơ như sau:

- Giãn cơ tay: Thực hiện xen kẽ các ngón tay và nâng cánh tay qua đầu, đẩy cánh tay lên và giữ nguyên tư thế trong khoảng 30 giây. Lặp đi lặp lại động tác nhiều lần để cơ tay được vận động.

- Giãn cơ cánh tay, vai, ngực: Bạn dùng hai cánh tay duỗi thẳng song song với nhau, từ từ đưa chúng ra phía sau. Khoanh tay cho đến khi vai mở rộng hoàn toàn. Giữ tư thế trong khoảng 30 giây, sau đó trả cánh tay về vị trí ban đầu; Lặp lại 5 lần.

- Giãn cơ vai: Bạn mở rộng hai cánh tay ra ngoài và kéo chúng về phía sau đến khi đạt đến mức tối đa.

- Giãn cơ đùi sau và bắp chân: Bạn ngồi duỗi thẳng chân, đặt hai tay sát hông và từ từ gập phần thân trên về phía trước, đưa đầu gần đến đầu gối.

2. Yoga

Phương pháp tập luyện cho người bị gút

Tư thế chiến binh giúp khớp chân, tay vận động

Yoga có tính chất nhẹ nhàng và thư giãn, giúp tăng sự linh hoạt của cơ bắp, và xương khớp dẻo dai. Đối với những người mắc bệnh gút có thể tham khảo một số tư thế Yoga sau:

- Ngồi thiền: Tư thế này không đòi hỏi quá nhiều sức lực, là lựa chọn lý tưởng cho những người thường xuyên gặp đau nhức xương khớp.

- Tư thế chiến binh: Chân phải bạn lùi về phía sau, chân trái khuỵu xuống góc 90 độ. Bạn đưa hai bàn tay về phía trước và nâng cao hơn đầu, kéo cơ thể về phía sau, duy trì hơi thở đều đặn. Thực hiện tương tự với chân còn lại.

3. Đạp xe

Phương pháp tập luyện cho người bị gút

Đạp xe là môn thể thao tốt cho người bị gút

Bệnh gút thường gây ảnh hưởng đau đớn đối với các khớp như bàn chân, ngón chân, mắt cá chân, và đầu gối. Khi thực hiện hoạt động đạp xe, tất cả các khớp đều tham gia vào quá trình hoạt động, giúp loại bỏ mỡ thừa. Ngoài ra, trong quá trình đạp xe, dịch khớp được sản xuất, giúp tăng cường vận động và giảm đau nhức khớp.

Người mắc bệnh gút nên đạp xe với cường độ vừa phải, khoảng 30 phút mỗi ngày, nhằm giảm đau và ngăn chặn tái phát cơn gút cấp.

4. Bơi lội

Phương pháp tập luyện cho người bị gút

Bơi lội tăng cường chuyển hóa acid uric máu

Bơi lội không chỉ thúc đẩy tuần hoàn máu và tăng cường chức năng tim phổi, mà còn giúp cải thiện vóc dáng, giảm mỡ, và cải thiện quá trình trao đổi chất của cơ thể. Bơi lội là hoạt động vận động rất thích hợp cho những người mắc bệnh gút.

5. Đi bộ

Phương pháp tập luyện cho người bị gút

Đi bộ giúp khớp chân vận động linh hoạt, ngăn chặn hình thành hạt Tophi

Hoạt động đi bộ cũng là một phương tiện thể dục lý tưởng cho người mắc bệnh gút. Đi bộ giúp tăng cường quá trình chuyển hóa các chất, trong đó có acid uric. Việc đi bộ thường xuyên còn đồng nghĩa với việc làm tăng tính linh hoạt của khớp. Ngoài ra, hoạt động đi bộ cũng có lợi cho hệ hô hấp và hệ tuần hoàn.

Lưu ý khi tập luyện thể dục thể thao cho người bị gút

Khi tập thể dục, người mắc gút nên chú ý:

- Tránh tập luyện khi cơn Gout đang tái phát, vì điều này có thể làm gia tăng mức độ đau.

- Thực hiện luyện tập thể dục thể thao hàng ngày để hỗ trợ quá trình đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.

- Tránh cố gắng tập luyện quá mức, tuân thủ thời gian tập luyện và thời gian nghỉ ngơi phù hợp.

- Uống nước đầy đủ theo lịch trình, duy trì vận động hợp lý, và tránh chấn thương có thể phát sinh do hoạt động thể dục thể thao.

Trên đây là khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa về phương pháp tập luyện cho người bị gút. Hàng ngày bạn nên uống nhiều nước lọc, ăn rau xanh, hoa quả, hạn chế thực phẩm giàu đạm, hải sản, thịt bò, thịt chó để giảm acid uric trong máu, ngăn ngừa tái phát cơn gút cấp.

ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất