Chữa bệnh gút bằng Cao gắm: Hiệu quả thật hay chỉ là lời đồn?
Đánh giá công dụng của Cao gắm trong điều trị gút
Cao gắm được tinh chiết từ cây dây gắm, được biết đến khoa học với tên Gnetum montanum Markgr thuộc họ cây dây leo Gnetaceae, thường phát triển tự nhiên ở các vùng núi cao, đặc biệt là ở các tỉnh Tây Bắc như Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, và các vùng lân cận.
Cây dây gắm có chiều cao thường lên đến 10-12m, thân thường quấn quanh các dây rừng và phình lên tại các đốt. Phiến lá của cây mang hình dạng trái xoan và thuôn dài. Cây có cả hoa đực và hoa cái, thường hình thành thành cụm nón, chúng hoa vào khoảng tháng 6-8 và phát triển quả từ tháng 10-12.
Quá trình thu hoạch thân và rễ thường diễn ra vào một thời điểm cụ thể trong năm. Sau khi thu hoạch, người ta thường rửa sạch và sau đó thực hiện quá trình sấy khô và xử lý cẩn thận. Nguyên liệu chuẩn bị sẽ được đun nhừ trong vòng 3 ngày 3 đêm, sau đó cô đặc và tinh lọc để tạo thành Cao gắm.
Cây dây gắm trong thảo dược tự nhiên
Cao gắm có hương vị đắng, tính ôn, và được biết đến với nhiều tác dụng như khu phong, trừ thấp, tiêu viêm, giải độc, sát trùng, giảm sưng đau, cũng như trong việc điều trị các vấn đề liên quan đến xương khớp. Cụ thể, tác dụng của Cao gắm đối với người mắc bệnh gút như sau:
- Hỗ trợ đào thải và kiểm soát nồng độ acid uric máu: Các thành phần trong Cao gắm giúp tăng cường chức năng thận để đào thải acid uric qua đường tiểu.
- Giảm triệu chứng sưng đau ở khớp: Cao gắm có tính tiêu viêm và giảm đau, giúp giảm triệu chứng sưng và đau ở khớp do gout.
- Bồi bổ và tăng cường chức năng gan, thận: Cao gắm có tác dụng bồi bổ khí huyết và hỗ trợ phục hồi chức năng gan, thận. Điều này giúp gan và thận hoạt động hiệu quả hơn trong việc loại bỏ độc tố và axit uric khỏi cơ thể.
Cao gắm mang lại hiệu quả trị gút
Hướng dẫn sử dụng Cao gắm để chữa gút
1. Pha nước uống
Pha Cao gắm với nước lọc uống hàng ngày giúp đào thải acid uric
Bạn đun sôi 350ml nước rồi hòa 5g Cao gắm vào nồi, đợi cho cao tan hết. Sau đó, uống Cao gắm khi còn ấm. Uống mỗi ngày 2 – 3 lần.
2. Ngâm rượu uống
Bạn ngâm khoảng 100g Cao gắm với 2 lít rượu trắng trong khoảng 1 – 2 ngày để tan hết trong rượu. Mỗi ngày uống 1 ly khoảng 40 – 50ml sau bữa ăn.
Lưu ý khi sử dụng Cao gắm để trị gút
Mặc dù Cao gắm mang lại hiệu quả điều trị tốt nhưng khi uống Cao gắm, bạn cần chú ý:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Kiên trì trong quá trình điều trị.
- Ngừng sử dụng khi xuất hiện biểu hiện bất thường.
- Tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học: Tránh ăn các loại thịt đỏ và thực phẩm giàu purin như: Thịt bò, nội tạng động vật, hải sản, không uống rượu bia để giảm acid uric máu.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ và thăm bác sĩ khi cần thiết.
Trên đây là những kinh nghiệm điều trị gút bằng Cao gắm cho bạn tham khảo. Để được tư vấn cụ thể hơn, vui lòng gọi hotline: 0922.56.9779 để được dược sĩ của Khang Thống Linh hỗ trợ.
-
Gợi ý thực đơn bữa sáng cho người bị gút: Ăn uống đúng chuẩn, không lo tái phát
-
Người bị gút có nên ăn thịt dê không? Xem ngay để biết ăn uống đúng cách ngăn ngừa cơn đau gút
-
Top 5 cách giảm đau do gút không cần dùng thuốc: Áp dụng ngay đánh bại cơn đau khớp
-
Chữa bệnh gút bằng dưa chuột: Đơn giản, tiết kiệm chi phí nhưng hiệu quả bất ngờ
-
Bệnh gút có được uống rượu vang? Top đồ uống có lợi cho người bị gút
-
Ngũ gia bì là thảo dược có tác dụng mạnh gân cốt, khu phong hóa...
-
Cây Gắm, còn được biết đến với các tên gọi khác như dây mấu, vương...
-
Kim ngân hoa là thảo dược quý thường được dùng trong các bài thuốc kháng...
-
Khang Thống Linh là sản phẩm chăm sóc sức khỏe dành cho người có acid...
-
Công ty TNHH Dược phẩm Khang Linh đã nghiên cứu và phân phối trên thị...