Chỉ số acid uric bao nhiêu là bị gout? Phải làm gì khi chỉ số acid uric tăng cao?
Chỉ số acid uric bao nhiêu là bị gout?
Acid uric là sản phẩm được tạo ra từ chuyển hóa các chất chứa purin. Nồng độ acid uric được sản sinh bao gồm:
- Nguồn gốc ngoại sinh: Acid uric được tổng hợp từ các thực phẩm chứa purin như hải sản, đồ uống có cồn, nội tạng động vật,…
- Nguồn gốc nội sinh: Đây là quá trình cơ thể chuyển hóa acid nucleic, thường diễn ra tại gan và niêm mạc ruột.
Thường thì acid uric sẽ được lọc qua thận, sau đó được đào thải ra ngoài qua nước tiểu và mồ hôi. Mức nồng độ acid uric bình thường ở nam giới từ 210 đến 420 umol/L và nữ giới từ 150 đến 350 umol/L. Trường hợp vượt quá ngưỡng bình thường được gọi là acid uric cao.
Trong trường hợp nồng độ acid uric tăng cao mà không gây ra các triệu chứng lâm sàng, thì được gọi là tình trạng tăng acid uric máu, không phải là bệnh gout. Nếu nồng độ acid uric trong máu tăng cao trong thời gian dài, có thể gây ra tình trạng kết tinh và tạo thành các tinh thể urat. Những tinh thể này có thể lắng đọng ở các khớp và gây ra bệnh gout cấp tính.
Các triệu chứng của gout cấp tính có thể bao gồm:
- Đau khớp dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm.
- Viêm sưng quanh khớp, cảm giác nóng.
- Cơn đau khớp cấp tính thường kéo dài vài ngày, sau đó giảm dần và bệnh nhân có thể hoạt động bình thường trở lại.
Chỉ số acid uric cảnh báo giai đoạn của bệnh gout
Những yếu tố làm tăng nồng độ acid uric máu
Các yếu tố dẫn đến tình trạng tăng nồng độ acid uric trong máu, bao gồm:
- Một số trường hợp tăng acid uric máu mà không xác định được nguyên nhân cụ thể, gọi là tăng acid uric máu tiên phát.
- Khối u phát triển nhanh cũng có thể làm tăng acid uric máu, như bệnh ung thư ở giai đoạn di căn, bạch cầu, u xơ đa bào. Các bệnh nhân ung thư với khối u lớn hoặc trong quá trình hóa trị tiêu diệt tế bào ung thư có thể giải phóng acid uric vào máu.
- Thiếu máu do các bệnh như sốt rét, thiếu G6PD cũng có thể gây tăng acid uric trong máu.
- Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu purin, nhất là nội tạng động vật, thịt đỏ, cá, hoặc uống nhiều bia.
- Béo phì, ít vận động.
- Nhịn đói, ăn kiêng quá mức hoặc tập thể dục quá sức.
- Giảm đào thải acid uric qua thận: Thường gặp ở suy thận, tổn thương ống thận xa, người nghiện rượu, sử dụng quá nhiều thuốc lợi tiểu, nhiễm trùng.
- Yếu tố di truyền: Một số người có tình trạng khiếm khuyết trong gen tạo ra enzyme hypoxanthine phosphoribosyltransferase 1, giúp cơ thể đào thải acid uric, gây ra tăng acid uric trong máu và gout.
- Do bệnh lý: Nhiễm độc thai nghén và tiền sản giật, chấn thương, nhiễm chì, suy giáp,…
Làm thế nào để giảm acid uric máu? Áp dụng ngay phương pháp sau
Trong trường hợp nồng độ acid uric trong máu tăng cao, việc quan trọng nhất là giảm lượng purin nhập vào cơ thể để kiềm chế tình trạng này. Dưới đây là một số biện pháp đơn giản hỗ trợ giảm acid uric máu:
- Hạn chế các loại thực phẩm giàu purin như hải sản, thịt đỏ và nội tạng động.
- Tránh uống bia và đồ uống có gas.
- Uống đủ nước để ngăn chặn sự kết tủa muối urat và hỗ trợ cơ thể loại bỏ acid uric. Mức uống khuyến nghị là khoảng 2 lít nước mỗi ngày.
- Nếu bạn đang bị thừa cân hoặc béo phì, việc giảm cân là cần thiết để giảm áp lực lên các khớp và tránh nguy cơ đau khớp do tăng acid uric. Việc giảm cân cần được thực hiện một cách khoa học thông qua chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý, không nên nhịn ăn.
- Duy trì lối sống lành mạnh, bao gồm vận động nhẹ nhàng hàng ngày như yoga, đảm bảo giấc ngủ đủ và tránh căng thẳng cũng giúp kiểm soát nồng độ acid uric trong máu. Bổ sung thêm loại trái cây và rau xanh vào chế độ ăn hàng ngày cũng rất quan trọng.
Bài viết đã giúp bạn tìm hiểu “Nồng độ acid uric bao nhiêu là bị gout?”. Bạn nên áp dụng các biện pháp ăn uống lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tránh biến chứng bệnh gout và sỏi thận.
-
Gợi ý thực đơn bữa sáng cho người bị gút: Ăn uống đúng chuẩn, không lo tái phát
-
Người bị gút có nên ăn thịt dê không? Xem ngay để biết ăn uống đúng cách ngăn ngừa cơn đau gút
-
Top 5 cách giảm đau do gút không cần dùng thuốc: Áp dụng ngay đánh bại cơn đau khớp
-
Chữa bệnh gút bằng dưa chuột: Đơn giản, tiết kiệm chi phí nhưng hiệu quả bất ngờ
-
Bệnh gút có được uống rượu vang? Top đồ uống có lợi cho người bị gút
-
Ngũ gia bì là thảo dược có tác dụng mạnh gân cốt, khu phong hóa...
-
Cây Gắm, còn được biết đến với các tên gọi khác như dây mấu, vương...
-
Kim ngân hoa là thảo dược quý thường được dùng trong các bài thuốc kháng...
-
Khang Thống Linh là sản phẩm chăm sóc sức khỏe dành cho người có acid...
-
Công ty TNHH Dược phẩm Khang Linh đã nghiên cứu và phân phối trên thị...