Chế độ dinh dưỡng cho người bị gút: Nên ăn và không nên ăn gì để ngăn chặn cơn đau?
Tác động của chế độ dinh dưỡng đối với người bị gút
Bệnh gút gây viêm nhiễm ở các khớp, nguyên nhân là do acid uric tích tụ trong máu, dẫn đến sự tạo thành tinh thể natri urat trong các khớp, gây viêm, sưng và đau. Acid uric là kết quả của quá trình phân giải purin – hoạt chất có mặt trong nhiều thực phẩm. Khi bạn ăn nhiều thực phẩm chứa purin sẽ dẫn đến tăng nồng độ acid uric trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ bị gút.
Lưu ý rằng điều chỉnh chế độ ăn uống không phải là phương pháp chữa trị đầy đủ cho bệnh gút. Tuy nhiên, khi duy trì một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp giảm thiểu tần suất tái phát cơn đau khớp và làm chậm quá trình tổn thương các khớp.
Thực phẩm giàu purin làm tăng nguy cơ bệnh gút
Nguyên tắc ăn uống cho người bị gút
Theo các bác sĩ chuyên khoa, xây dựng chế độ ăn cho người mắc bệnh gút cần dựa trên mục tiêu duy trì nồng độ acid uric trong máu ở mức an toàn (dưới 7.0 mg/dL cho nam giới và 6.0 mg/dL cho nữ giới). Ngoài ra, mục tiêu của chế độ ăn cho người mắc bệnh gút không chỉ giới hạn ở việc giảm nguy cơ tái phát bệnh mà còn giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh và tối ưu hóa sức khỏe tổng thể.
Để xây dựng thực đơn trong chế độ ăn cho người mắc bệnh gút cần chú ý một vài nguyên tắc sau:
- Năng lượng: Ước tính cần 25-35 kcal/kg/ngày nếu BMI từ 18.5-25, riêng người có bệnh lý nền hoặc thừa cân – béo phì (BMI >25) cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Số bữa ăn: 5 bữa/ngày (3 bữa chính và 2 bữa phụ), trong đó bữa sáng chiếm 30% tổng calo, bữa trưa và bữa chiều chiếm 25% tổng calo, bữa tối chiếm 10% tổng calo.
- Chất đạm: Khoảng 60-75g đạm/ngày (12-15% tổng calo). Tổng lượng thịt/cá/hải sản không vượt quá 150g/ngày.
- Chất béo: Khoảng 40-55g chất béo/ngày. Chất béo bão hòa không nên chiếm quá 30% tổng lượng chất béo ăn mỗi ngày.
- Chất đường bột: Khoảng 300-350g/ngày (60-70% tổng calo).
- Vitamin C: 500 mg/ngày.
- Muối ăn: Dưới 5g/ngày.
- Purin: Dưới 400 mg/ngày.
- Rau lá xanh: Từ 400g/ngày, đảm bảo cung cấp đủ 20-22g chất xơ/ngày.
- Hoa quả tươi: 100-200g/ngày.
- Nước: 1.5-2.5 lít/ngày.
Nhóm thực phẩm người mắc gút nên ăn và không nên ăn
Chế độ dinh dưỡng cho người bị gút: Nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Chế độ ăn cho người mắc bệnh gút, hay còn gọi là chế độ ăn giảm acid uric, đặt ra mục tiêu chủ yếu là kiểm soát hàm lượng acid uric trong máu. Để đạt được mục tiêu này, quan trọng là hạn chế thực phẩm giàu purin, đường fructose và các chất gây viêm như chất béo bão hòa, carbohydrates tinh chế. Đồng thời, nên tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và có đặc tính kháng viêm. Chi tiết như sau:
1. Thực phẩm cho người bị gút nên ăn
Nhóm rau củ: Khoảng 70% loại rau củ chứa dưới 50 mg purin, được xếp vào nhóm thực phẩm an toàn cho người bị gút. Trong đó, người mắc bệnh nên ăn: Cà rốt, củ cải, cà chua, bông cải trắng, bông cải xanh, bắp cải, ngô, dưa chuột, cà tím, khoai tây, cải bó xôi (cây trưởng thành), khoai lang, bí xanh, bí đỏ, tỏi, gừng, mướp, và nhiều loại khác.
- Nhóm hoa quả tươi: Hầu hết các loại hoa quả đều có hàm lượng purin thấp. Ưu tiên loại trái cây ít chứa đường fructose: Dâu, cam, dứa, kiwi, dưa lưới, bưởi, bơ, dưa gang, mận Hà Nội, quả mơ, mâm xôi, đào, dưa hấu, …
- Trứng: Hầu như không chứa purin hoặc chứa rất ít purin (dưới 13 mg purin). Bạn có thể ăn trứng gà, trứng vịt, trứng cút, trứng cá,… thường xuyên.
- Sữa ít béo và các chế phẩm liên quan: Bạn có thể ăn sữa tách béo, ít béo, sữa chua, phô mát, kem tươi, …
- Các loại đậu: Một số loại đậu chứa hàm lượng purin trung bình, không nên ăn nhiều: Đậu xanh luộc, đậu phộng luộc, đậu phụ, …
- Ngũ cốc nguyên hạt như: Lúa mạch, kiều mạch, bột mì, gạo lứt, bánh mì nâu, … chứa ít hơn 50 mg purin.
- Cà phê: Tiêu thụ cà phê có thể hỗ trợ giảm nồng độ axit uric máu khi uống ở mức 470-710 ml/ngày.
Các thực phẩm tốt cho người bị gút
2. Nhóm thực phẩm người mắc gút nên hạn chế ăn
Đó là những thực phẩm giàu purin dẫn đến tăng nồng độ acid uric máu như:
- Nội tạng động vật: Không nên ăn quá 100g/tuần.
- Thịt đỏ (thịt bò, lợn, cừu, dê,…)
- Thịt gia cầm bỏ da (thịt gà, vịt,…) không nên ăn quá 85g/bữa và 150g/ngày.
- Các loại thủy hải sản có kích thước lớn hoặc sống ở tầng nước sâu (cá trích, cá thu, cá bơn, cá mòi, cá ngói, cá ngừ, cá tuyết, sò điệp, hàu,…).
- Thực phẩm giàu đường fructose.
- Hoa quả giàu đường fructose (nho, táo, lê, chuối, xoài, anh đào, lựu, kiwi,…).
- Bánh kẹo ngọt, nước giải khát công nghiệp,…
- Đồ ăn đóng hộp.
- Đồ ăn chế biến sẵn (lạp xưởng, thịt xông khói, xúc xích,…).
- Dầu/mỡ động vật: Thịt ba chỉ, da gà, mỡ heo dùng trong chiên (rán). Không nên ăn quá 13-18g chất béo bão hòa/ngày.
- Đồ ăn chế biến sẵn.
- Các loại khô (khô bò, khô cá, khô mực,…).
- Các loại dưa muối chua không nên ăn quá 5g muối/ngày
- Rượu bia nên kiêng tuyệt hoặc không nên uống quá 14-28g cồn/ngày.
Như vậy, xây dựng chế độ dinh dưỡng cho cho người bị gút không chỉ giúp giảm triệu chứng đau khớp mà còn ngăn chặn nguy cơ tái phát cơn gút cấp. Ngoài ra, người bệnh cũng nên tuân thủ phương pháp điều trị theo bác sĩ chuyên khoa để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của gút.
-
Gợi ý thực đơn bữa sáng cho người bị gút: Ăn uống đúng chuẩn, không lo tái phát
-
Người bị gút có nên ăn thịt dê không? Xem ngay để biết ăn uống đúng cách ngăn ngừa cơn đau gút
-
Top 5 cách giảm đau do gút không cần dùng thuốc: Áp dụng ngay đánh bại cơn đau khớp
-
Chữa bệnh gút bằng dưa chuột: Đơn giản, tiết kiệm chi phí nhưng hiệu quả bất ngờ
-
Bệnh gút có được uống rượu vang? Top đồ uống có lợi cho người bị gút
-
Ngũ gia bì là thảo dược có tác dụng mạnh gân cốt, khu phong hóa...
-
Cây Gắm, còn được biết đến với các tên gọi khác như dây mấu, vương...
-
Kim ngân hoa là thảo dược quý thường được dùng trong các bài thuốc kháng...
-
Khang Thống Linh là sản phẩm chăm sóc sức khỏe dành cho người có acid...
-
Công ty TNHH Dược phẩm Khang Linh đã nghiên cứu và phân phối trên thị...