Biện pháp phòng ngừa bệnh gout: Cần duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh
Bệnh gout: Hình thành chủ yếu do lối sống thiếu lành mạnh
Tăng axit uric máu được xác định là nguyên nhân chính gây ra sự lắng đọng của các tinh thể urat trong mô ở những người mắc bệnh gout. Các yếu tố gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc tiêu thụ lượng purin từ thực phẩm quá cao hoặc do cơ thể giảm khả năng đào thải axit uric của cơ thể và tăng sản xuất axit uric một cách bất thường.
Vì vậy, những nhóm người sau đây cần đặc biệt chú ý đến việc phòng tránh bệnh gout do có nguy cơ cao mắc phải bệnh này:
- Người thừa cân, béo phì.
- Người mắc các bệnh nền hoặc các vấn đề sức khỏe như suy tim, tăng huyết áp, kháng insulin, rối loạn chuyển hóa, đái tháo đường, suy thận.
- Người sử dụng các loại thuốc có tác dụng phụ gây tăng acid uric máu, như các loại thuốc lợi tiểu,…
- Người thường xuyên tiêu thụ nhiều rượu bia.
- Người thường xuyên tiêu thụ thực phẩm hoặc đồ uống chứa nhiều đường fructose, có chế độ ăn uống giàu purin (như thịt đỏ, nội tạng, hải sản...).
Nếu không tích cực thực hiện biện pháp phòng tránh gout từ ban đầu, nhóm người này không chỉ dễ mắc bệnh mà còn đối diện với nguy cơ cao về các biến chứng liên quan. Các biến chứng này có thể bao gồm sự suy yếu sức khỏe khớp do ảnh hưởng từ các đợt viêm cấp tái phát liên tục, dẫn đến sự thoái hóa khớp sớm và thậm chí tàn phế. Bệnh cũng có thể tiến triển thành gout mãn tính với sự hình thành của các hạt Tophi. Các tinh thể urat có thể lắng đọng ở nhiều bộ phận trong cơ thể, bao gồm cả đường tiết niệu, gây ra nguy cơ sỏi thận không thể tránh khỏi đối với bệnh nhân.
Những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cơn đau gout cấp đột ngột
Top 4 biện pháp phòng ngừa bệnh gout đơn giản nhưng hiệu quả
Dựa trên nguyên nhân và các rủi ro tiềm ẩn, bệnh gout có thể dễ dàng được phòng tránh từ ban đầu bằng những điều chỉnh nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày như sau:
1. Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp
Top thực phẩm giàu purin người bệnh nên hạn chế ăn tối đa
Áp dụng chế độ ăn uống phòng chống bệnh gout có thể giúp giảm đến 15% nồng độ axit uric trong cơ thể. Người bệnh nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm giàu purin kích thích các đợt viêm cấp như thịt đỏ (bò, dê, cừu...), nội tạng, hải sản, và đồ ngọt. Người bệnh nên thay thế bằng các loại sữa ít béo, dầu thực vật, rau xanh, cải bó xôi, trái cây đặc biệt là những loại giàu chất xơ và có hàm lượng đường thấp như dâu tây, việt quất, cam, quýt, các loại ngũ cốc và quả hạch, trứng, thịt trắng và yến mạch.
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng các loại đồ uống chứa cồn có thể làm giảm khả năng bài tiết axit uric ra khỏi cơ thể, gây ra tăng axit uric máu và làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Do đó, việc tránh tiêu thụ bia rượu là cực kỳ quan trọng đối với những người mắc bệnh gout, và người khỏe mạnh cũng nên kiểm soát lượng đồ uống có cồn một cách cẩn thận.
2. Duy trì cân nặng khỏe mạnh
Kiểm soát cân nặng góp phần giảm thiểu nguy cơ mắc gout
Duy trì trọng lượng cơ thể ổn định không chỉ giúp ngăn chặn các đợt viêm cấp của bệnh gout tái phát mà còn giúp giảm thiểu tổn thương và thoái hóa khớp bằng cách giảm áp lực tác động lên các khớp, đặc biệt là khớp gối và khớp háng. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy việc giảm cân đột ngột có thể tăng nguy cơ mắc bệnh trong thời gian ngắn. Do đó, thay vì áp dụng các phương pháp giảm cân quá đà, bác sĩ thường khuyến khích duy trì cân nặng phù hợp thông qua chế độ ăn uống lành mạnh và việc tập thể dục đều đặn.
3. Tuân thủ chế độ tập luyện đúng cách
Lên kế hoạch tập luyện giúp tăng đề kháng, phòng ngừa nhiều bệnh lý
Tập luyện đúng cách là biện pháp quan trọng trong việc phòng tránh bệnh gout và giảm nguy cơ tái phát các cơn gout cấp. Người bệnh nên dành khoảng 30 phút tập luyện mỗi ngày, với tần suất khoảng 5 ngày mỗi tuần, được coi là thời gian vận động phù hợp để đạt được mục tiêu này. Các hoạt động thể chất khuyến nghị bao gồm đi bộ, bơi lội và đạp xe. Ngoài ra, tuỳ thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể, các chuyên gia có thể đề xuất thêm các hình thức vận động phù hợp khác.
4. Uống đủ nước
Uống đủ nước giúp tăng cường đào thải axit uric qua đường tiểu
Uống đủ nước cũng là biện pháp quan trọng trong việc phòng tránh bệnh gout. Thói quen uống nhiều nước không chỉ giúp duy trì sức khỏe của thận mà còn hỗ trợ quá trình loại bỏ axit uric ra khỏi cơ thể. Các chuyên gia thường tính toán lượng nước cần uống dựa trên độ tuổi, cân nặng, giới tính và các yếu tố cá nhân khác của mỗi người để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ nước.
Trên đây là top 4 biện pháp phòng ngừa bệnh gout đơn giản nhưng hiệu quả cao. Ngày nay, lối sống thiếu khoa học, ăn uống nhiều đạm, uống nhiều rượu bia khiến tỷ lệ người bệnh mắc gout gia tăng nhanh chóng. Bạn nên chú ý đến các biểu hiện đau nhức, sưng đỏ ở các khớp, đặc biệt là khớp ngón chân cái, sau những bữa ăn giàu protein hoặc uống nhiều bia rượu không. Nếu phát hiện các triệu chứng này, hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
-
Gợi ý thực đơn bữa sáng cho người bị gút: Ăn uống đúng chuẩn, không lo tái phát
-
Người bị gút có nên ăn thịt dê không? Xem ngay để biết ăn uống đúng cách ngăn ngừa cơn đau gút
-
Top 5 cách giảm đau do gút không cần dùng thuốc: Áp dụng ngay đánh bại cơn đau khớp
-
Chữa bệnh gút bằng dưa chuột: Đơn giản, tiết kiệm chi phí nhưng hiệu quả bất ngờ
-
Bệnh gút có được uống rượu vang? Top đồ uống có lợi cho người bị gút
-
Ngũ gia bì là thảo dược có tác dụng mạnh gân cốt, khu phong hóa...
-
Cây Gắm, còn được biết đến với các tên gọi khác như dây mấu, vương...
-
Kim ngân hoa là thảo dược quý thường được dùng trong các bài thuốc kháng...
-
Khang Thống Linh là sản phẩm chăm sóc sức khỏe dành cho người có acid...
-
Công ty TNHH Dược phẩm Khang Linh đã nghiên cứu và phân phối trên thị...