Bệnh gút nên uống nước gì, không nên uống nước gì để giảm nguy cơ hình thành hạt Tophi ở khớp?
Vì sao uống đủ nước có lợi cho người bị gút?
Bệnh gút xảy ra khi cơ thể tích tụ quá mức acid uric, dẫn đến sự lắng đọng tinh thể muối urat trong khớp, gây sưng, viêm, đau khớp. Việc tăng cường việc tiêu thụ nước để kích thích quá trình loại bỏ acid uric từ máu, giúp cải thiện triệu chứng sưng, đau, nhức khớp. Nước còn có vai trò quan trọng, giúp hỗ trợ bôi trơn khớp và tăng cường linh hoạt cho các khớp xương.
Vì vậy, bác sĩ chuyên khoa luôn khuyến khích bệnh nhân gút duy trì thói quen uống nhiều nước để hỗ trợ điều trị gút hiệu quả. Đặc biệt, việc uống đủ nước còn giúp làm đẹp da, hỗ trợ hệ tiêu hóa và duy trì các hoạt động sống cần thiết của cơ thể.
Bệnh gút nên uống nước gì?
Dưới đây là một số loại nước tốt người mắc gút nên uống mỗi ngày:
1. Nước lọc
Nước lọc được xem là sự lựa chọn hàng đầu trong danh sách nước có lợi cho bệnh nhân gút. Theo khuyến cáo, người bệnh nên uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày để tăng cường đào thải acid uric qua đường tiểu. Bạn nên uống theo nguyên tắc:
- Uống từng ngụm nhỏ.
- Chia nhỏ số lượt uống trong ngày.
- Tránh uống nước nhiều trước và giữa bữa ăn.
- Uống nước ngay sau khi thức dậy.
2. Nước uống tính chất kiềm
Nước uống có tính chất kiềm, với độ pH từ 6.5-8.5, được khuyến cáo cho bệnh nhân gút bởi mang lại nhiều ưu điểm như: Cân bằng độ pH trong máu, giảm cơn đau gút cấp, điều chỉnh pH trong máu, giảm triệu chứng và ngăn chặn xuất hiện cơn gút cấp; bảo vệ thận khỏi tác động tiêu cực của tinh thể urat và hạn chế sự hình thành sỏi thận. Có một số loại nước kiềm khác nhau có thể sử dụng, bao gồm:
- Nước điện giải Ion Kiềm: Được tạo ra từ quá trình điện phân trong bình điện giải, với đặc điểm là có pH >7 và hàm lượng ion OH- nhiều hơn ion H+.
- Nước khoáng: Nước có nguồn gốc từ thiên nhiên, thường được lấy từ các mạch nước ngầm sâu trong lòng đất, sau đó được xử lý vi sinh trước khi đóng chai.
- Nước kiềm (Soda): Tạo ra bằng cách pha hóa chất thực phẩm kiềm như soda, còn được biết đến với tên gọi nước alkali. Soda nguyên chất, không thêm chanh hoặc đường, chứa hàm lượng kiềm bicarbonate cao và có tác dụng chuyển hóa máu, trung hòa acid uric.
Lưu ý khi uống soda để cải thiện bệnh gout
- Uống soda nguyên chất, không thêm chanh hoặc đường.
- Để soda bay hết CO2 trước khi uống.
- Uống mỗi ngày, sau các bữa ăn.
3. Trà thảo dược
Trà thảo dược có khả năng giảm nồng độ acid uric trong máu, là sự lựa chọn phù hợp cho những người mắc bệnh gút. Uống thảo dược không chỉ mang lại lợi ích về việc cung cấp chất lỏng cho cơ thể mà còn giúp giảm nhẹ các triệu chứng của gút.
4. Café
Cà phê được coi là một thức uống có lợi khi nói đến việc điều trị bệnh gout. Caffein trong cà phê có khả năng giúp giảm nồng độ acid uric trong cơ thể, làm giảm triệu chứng và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
5. Nước chanh
Nước chanh là một thực phẩm giàu vitamin C, có nhiều lợi ích cho sức khỏe nói chung. Vitamin C không chỉ tăng cường sức đề kháng mà còn giúp trung hòa acid uric trong cơ thể rất tốt cho người bị gút. Bạn nên uống nước chanh, nước cam rất giàu vitamin C để ngăn chặn cơn gút cấp tái phát.
6. Sữa ít béo hoặc sữa tách kem
Sữa ít béo hoặc sữa tách kem được khuyến khích cho những người có vấn đề về cơ xương khớp nói chung, đặc biệt là cho những người mắc bệnh gút. Vitamin D trong sữa tách kem và sữa ít béo có vai trò hỗ trợ quá trình tổng hợp canxi, giúp củng cố xương, cải thiện và duy trì chức năng xương, điều này đặc biệt quan trọng đối với người bệnh gout.
Lợi ích khác mà sữa tách kem và sữa ít béo mang lại cho người mắc gút là sự hỗ trợ giảm acid uric trong máu thông qua protein. Thực phẩm giàu canxi này cũng thúc đẩy quá trình hình thành mật độ xương, loại bỏ acid uric dư thừa.
7. Trà xanh
Trà xanh có đặc tính chống oxy hóa, có khả năng giúp cơ thể chống lại sự viêm nhiễm gây ra bởi bệnh gút. Ngoài ra, trà xanh cũng có tác dụng giảm acid uric. Trà xanh được biết đến là thực phẩm đa nhiệm, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như kiểm soát huyết áp, giảm căng thẳng, thư giãn mạch máu và duy trì sức khỏe răng lợi ổn định, đồng thời cung cấp thiamine để chống căng thẳng.
Người bị gút không nên uống nước gì?
Người mắc bệnh gout nên tránh các loại đồ uống có hàm lượng purine cao và những thức uống có thể gây hại cho sức khỏe tổng thể như:
1. Bia và rượu
Bia và rượu là những thực phẩm người mắc bệnh gút cần tránh. Bia rượu chứa nhiều purine, đồng thời còn chứa cồn và men bia có thể gây ra những cơn đau gút. Người có thói quen uống bia mỗi ngày hoặc tiêu thụ quá mức rượu bia có nguy cơ cao hơn 1,5 lần so với người không có thói quen này.
2. Nước ngọt và nước giải khát có ga
Nghiên cứu chỉ ra rằng thực phẩm có nồng độ đường cao tăng gấp đôi rủi ro mắc bệnh gút. Người bệnh gút cần tránh xa thực phẩm chứa đường fructose, trong đó có nước ngọt và nước giải khát có ga. Đường fructose là yếu tố làm tăng nồng độ acid uric trong máu, gây ra tình trạng gút.
3. Nước tăng lực
Nước tăng lực thường có nhiều đường fructose để tạo vị ngọt, và việc tiêu thụ nhiều có thể làm tăng nồng độ acid uric trong máu, làm các triệu chứng sưng, nhức, đỏ khớp tồi tệ hơn.
Bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi bệnh gút nên uống nước gì, không nên uống nước gì để ngăn ngừa tái phát bệnh trong tương lai. Việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường thực phẩm giàu canxi, vitamin D và vitamin C, cắt giảm thịt bò, hải sản, thịt chó, nấm, măng tây rất tốt cho người mắc gút.
-
Gợi ý thực đơn bữa sáng cho người bị gút: Ăn uống đúng chuẩn, không lo tái phát
-
Người bị gút có nên ăn thịt dê không? Xem ngay để biết ăn uống đúng cách ngăn ngừa cơn đau gút
-
Top 5 cách giảm đau do gút không cần dùng thuốc: Áp dụng ngay đánh bại cơn đau khớp
-
Chữa bệnh gút bằng dưa chuột: Đơn giản, tiết kiệm chi phí nhưng hiệu quả bất ngờ
-
Bệnh gút có được uống rượu vang? Top đồ uống có lợi cho người bị gút
-
Ngũ gia bì là thảo dược có tác dụng mạnh gân cốt, khu phong hóa...
-
Cây Gắm, còn được biết đến với các tên gọi khác như dây mấu, vương...
-
Kim ngân hoa là thảo dược quý thường được dùng trong các bài thuốc kháng...
-
Khang Thống Linh là sản phẩm chăm sóc sức khỏe dành cho người có acid...
-
Công ty TNHH Dược phẩm Khang Linh đã nghiên cứu và phân phối trên thị...