Bệnh gút nên ăn gì và kiêng ăn gì? Gợi ý chế độ dinh dưỡng cho người bị gút

Bệnh gút hình thành khi cơ thể tiêu thụ quá mức thực phẩm chứa nhiều purin, dẫn đến tăng sản xuất sản xuất acid uric nội sinh. Nguyên tắc quan trọng khi điều trị bệnh gút là kiểm soát chế độ ăn uống, hạn chế tối đa thực phẩm chứa nhiều purin để giảm acid uric trong máu. Cụ thể, bệnh gút nên ăn gì và kiêng ăn gì? Chuyên gia dinh dưỡng dưới đây sẽ gợi ý cho bạn những thực phẩm tốt cho người bị gút.

Bệnh gút nên ăn gì?

Cơ chế sản sinh bệnh gút có thể bắt nguồn từ chế độ ăn uống nhiều purin. Do vậy để giảm acid uric máu, tốt nhất bạn nên ăn những thực phẩm chứa ít purin như:

1. Trái cây

Mọi loại trái cây như dâu, táo, cherry... đều là lựa chọn tốt cho bệnh nhân gút, cung cấp nhiều vitamin. Đặc biệt, nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiêu thụ quả cherry có thể giảm sưng viêm và giảm axit uric trong cơ thể, nhờ hàm lượng vitamin C, beta caroten, và chất chống oxy hóa cao.

 Bệnh gút nên ăn gì và kiêng ăn gì?

2. Thực phẩm giàu Vitamin C

Vitamin C giúp giảm acid uric trong máu, có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, tăng sức đề kháng và sức bền cho thành mạch. Các loại quả như ổi, dứa, ớt chuông, súp lơ có tính chua nhẹ là những nguồn vitamin C tốt. Tuy nhiên, cần lưu ý không sử dụng vitamin C ở liều lượng cao để tránh tăng oxalat niệu và những vấn đề sức khỏe khác.

3. Thịt trắng

Thịt trắng như thịt cá sông, thịt gà ức... có hàm lượng chất đạm cao nhưng ít purin, đặc biệt là các loại như cá lóc, cá diêu hồng, cá rô đồng, ức gà giúp chống quá trình kết tủa acid uric. Sử dụng khoảng 110-170g thịt trắng mỗi ngày là lựa chọn tốt.

4. Dầu oliu, dầu thực vật

Dầu ô liu và dầu thực vật chứa chất béo tốt, hỗ trợ chống viêm khớp, giảm sưng đau và giảm acid uric. Sử dụng thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là trong các món như salad, để hấp thụ tối đa dưỡng chất mà không tăng nhiệt độ chế biến.

 Bệnh gút nên ăn gì và kiêng ăn gì?

5. Trứng

Trứng chứa ít purin, cung cấp nhiều canxi cho xương, là lựa chọn thay thế thịt đối với người bệnh gút.

6. Café

Nghiên cứu khoa học cho thấy cà phê có thể giảm nguy cơ mắc gút. Cà phê chứa nhiều hợp chất như khoáng chất, polyphenol và caffeine, có thể giảm nồng độ acid uric thông qua nhiều cơ chế khác nhau.

7. Trà xanh

Trà xanh có thể giúp giảm nồng độ axit uric trong máu và đẩy nhanh quá trình đào thải axit uric. Sử dụng đúng cách và mức độ là quan trọng.

 Bệnh gút nên ăn gì và kiêng ăn gì?

8. Rau củ

Rau củ như cải xanh, rau ngót, khoai tây, đậu hà lan, nấm, cà tím là những lựa chọn tốt trong chế độ ăn hằng ngày của người bệnh gút.

9. Ngũ cốc nguyên cám

Yến mạch, gạo lứt, lúa mạch... chứa nhiều chất xơ, giúp ức chế tình trạng viêm khớp do gút.

10. Chế phẩm từ sữa 

Phô mai, bơ, kem tươi, váng sữa, sữa chua... có thể giúp giảm lượng acid uric huyết thanh trong máu.

 Bệnh gút nên ăn gì và kiêng ăn gì?

11. Uống đủ nước

Nước khoáng kiềm, không gas, nạp đủ 2-2.5 lít nước mỗi ngày giúp đào thải acid uric và duy trì sức khỏe.

Bệnh gút nên kiêng ăn gì?

Để kiểm soát nồng độ acid uric ổn định trong máu, những người mắc bệnh gút cần hạn chế tiêu thụ các thực phẩm giàu purin và fructose. Dưới đây là danh sách các thực phẩm thường giàu purin người bệnh nên tránh ăn thường xuyên:

1. Thịt đỏ

 Bệnh gút nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Thịt đỏ (bò, heo, dê...) chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin E, B6, B12, nhưng hàm lượng protein cao có thể dẫn đến tăng acid uric trong máu. Các món chế biến từ thịt đỏ cũng tăng khả năng chuyển purin thành axit uric. Không nên loại bỏ thịt đỏ hoàn toàn, nhưng nên duy trì lượng tiêu thụ hợp lý, không vượt quá 100g/ngày, và chế biến thịt đỏ bằng cách luộc, kho, hay hấp thay vì nướng, chiên, xào sẽ tốt hơn cho người bị gút.

2. Nội tạng động vật

Gan, thận, tim, bao tử, óc chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhưng cũng nhiều purin. Nên hạn chế tiêu thụ nội tạng để giảm acid uric trong máu và tránh tình trạng sưng và đau.

3. Thịt gà tây, thịt ngỗng

 Bệnh gút nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Thịt gà và thịt ngỗng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, nhưng cũng chứa purin. Nên ăn với lượng vừa phải, khoảng 110-175mg, để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng và tránh tăng acid uric.

4. Hải sản

Các loại hải sản như cá trích, cá ngừ, động vật có vỏ như nghêu, sò, ốc chứa nhiều purin và đạm, nên hạn chế tiêu thụ.

5. Rượu, bia, đồ uống có đường

Rượu, bia, và đồ uống có đường nên được hạn chế tối đa, vì chúng có thể làm tăng tình trạng nặng nề của bệnh.

6. Thực phẩm chế biến sẵn

 Bệnh gút nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Thực phẩm đóng hộp như nem chua, thịt xông khói, xúc xích không phải là lựa chọn tốt cho người mắc bệnh gút. Thay vào đó, nên sử dụng thực phẩm tươi và tự chế biến để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cần thiết.

7. Rau củ quả và đậu có hàm lượng purin cao

Nên tránh tiêu thụ quá mức các loại rau củ quả và đậu như đậu lăng, đậu đen, đậu phộng, đậu hà lan, đậu trắng, đậu xanh, cải xoăn, su hào, vì chúng chứa nhiều purin.

Bài viết đã giúp bạn tìm hiểu bệnh gút nên ăn gì và kiêng ăn gì. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao phù hợp và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh.

ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất