Bệnh gút có kiêng rau muống không? Có làm tăng acid uric máu không?
Bệnh gút có ăn được rau muống không?
Bệnh gút còn được gọi là bệnh thống phong với triệu chứng bệnh điển hình là cơn đau đột ngột và dữ dội tại các khớp như ngón chân, ngón tay, đầu gối. Đôi khi, sưng viêm có thể xảy ra ở các khu vực khác như mắt cá chân, mu bàn chân, cổ tay, gối, khớp háng. Tình trạng sưng đỏ, nóng ran cũng thường diễn ra tại các vùng khớp, và có trường hợp nhiều bệnh nhân gặp khó khăn trong việc di chuyển do đau đớn.
Nhóm nguy cơ cao nhất mắc bệnh gút thường là nam giới trên 35 tuổi, có chế độ ăn uống không khoa học và thường xuyên tiêu thụ rượu bia. Mặc dù vậy, tỷ lệ phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh, mắc bệnh này cũng đang có xu hướng tăng lên. Đồng thời, lối sống hiện đại với việc sử dụng nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, chế độ ăn không lành mạnh cũng đóng vai trò là nguyên nhân khiến bệnh gút trở nên trẻ hóa và phổ biến hơn.
Nhiều người quan tâm đến việc liệu bệnh gút có nên ăn rau muống hay không. Thực tế, rau muống rất giàu đạm, canxi, kali, sắt... cho cơ thể. Tuy nhiên, đây cũng là thực phẩm có hàm lượng purin cao. Ước tính 100g rau muống chứa khoảng 57mg purin, khi đưa vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành acid uric làm tăng triệu chứng đau nhức của gút. Ngoài ra, rau muống còn chứa một lượng lớn acid oxalic. Chất này có thể kích thích sự phát triển của các phản ứng viêm, gây ra đau cấp tính. Khi bệnh nhân gút tiêu thụ rau muống, đau có thể trở nên nặng hơn, đặc biệt là trong các cơn gút cấp tính. Acid oxalic trong rau muống cũng có thể góp phần tạo kết tủa ở thận, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Điều này càng gây trở ngại cho quá trình loại bỏ acid uric khỏi cơ thể, làm cho tình trạng bệnh gút trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, người mắc gút không nên ăn rau muống.
Rau muống rất giàu purin, không tốt cho người bị gút
Người bị bệnh gút nên ăn rau gì?
Bên cạnh việc áp dụng thực phẩm hỗ trợ trong điều trị bệnh gút, điều chỉnh chế độ ăn uống cũng là quan trọng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, có một số loại rau củ được xem là thích hợp cho bệnh nhân gút, bao gồm:
1. Củ cải
Củ cải có hàm lượng purin thấp, nhưng lại rất giàu chất dinh dưỡng. Chứa các vitamin nhóm B, C, PP giúp cải thiện miễn dịch, giảm viêm khớp và thúc đẩy quá trình phục hồi viêm khớp.
2. Dưa chuột
Dưa chuột có tính kiềm, độ pH cao, giúp trung hòa acid uric. Cũng hỗ trợ quá trình đào thải acid uric qua nước tiểu. Vitamin C trong dưa chuột có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa, giảm nhẹ triệu chứng bệnh gút.
3. Cần tây
Được xem như "cứu tinh" của người mắc bệnh gút, cần tây chứa lượng luteolin cao, giảm sản xuất acid uric và ngăn chặn sự tạo tinh thể urat tại khớp.
4. Bí đỏ
Bí đỏ không chứa nhân purin, có tính kiềm, giúp giảm acid uric dư thừa trong máu. Ngoài ra, còn có nhiều lợi ích khác như cải thiện thị lực, hỗ trợ sức khỏe tim mạch và tăng cường hệ miễn dịch.
5. Cà chua
Cà chua là thực phẩm chứa hàm lượng purin thấp, an toàn cho người mắc bệnh gút. Vitamin A, C và các chất chống oxy hóa trong cà chua giúp tăng cường miễn dịch, chống viêm và giảm triệu chứng viêm khớp.
6. Rau tía tô
Rau tía tô chứa ethenyl ester và propenoic acid giúp giảm acid uric trong máu. Nó còn ức chế hoạt động của enzyme tham gia vào quá trình hình thành acid uric.
7. Súp lơ xanh
Súp lơ xanh với hàm lượng vitamin C cao giúp giảm nồng độ acid uric, tăng cường miễn dịch và chống viêm.
8. Khoai tây
Khoai tây giàu vitamin C, kali và kẽm, có tác dụng trung hòa acid uric và ức chế phản ứng viêm khớp.
9. Bí đao
Bí đao có tính mát, thanh nhiệt, giúp tăng đào thải acid uric qua nước tiểu và là thực phẩm lý tưởng cho người mắc bệnh gút.
10. Lá lốt
Lá lốt không chỉ là rau gia vị mà còn là một loại vị thuốc trong Đông y. Chứa nhiều chất kháng viêm, giảm đau tự nhiên, giúp giảm sưng viêm khớp.
Bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi bệnh gút có cần kiêng rau muống không? Rau muống, mặc dù giàu chất dinh dưỡng, vitamin, và khoáng chất nhưng chứa nhiều purin làm tăng cảm giác đau, sưng, và viêm nặng hơn, không phù hợp với người mắc gút. Để tìm hiểu rõ hơn về cách điều trị gút hiệu quả, bạn vui lòng liên hệ: 0922.56.9779 để được hỗ trợ.
-
Gợi ý thực đơn bữa sáng cho người bị gút: Ăn uống đúng chuẩn, không lo tái phát
-
Người bị gút có nên ăn thịt dê không? Xem ngay để biết ăn uống đúng cách ngăn ngừa cơn đau gút
-
Top 5 cách giảm đau do gút không cần dùng thuốc: Áp dụng ngay đánh bại cơn đau khớp
-
Chữa bệnh gút bằng dưa chuột: Đơn giản, tiết kiệm chi phí nhưng hiệu quả bất ngờ
-
Bệnh gút có được uống rượu vang? Top đồ uống có lợi cho người bị gút
-
Ngũ gia bì là thảo dược có tác dụng mạnh gân cốt, khu phong hóa...
-
Cây Gắm, còn được biết đến với các tên gọi khác như dây mấu, vương...
-
Kim ngân hoa là thảo dược quý thường được dùng trong các bài thuốc kháng...
-
Khang Thống Linh là sản phẩm chăm sóc sức khỏe dành cho người có acid...
-
Công ty TNHH Dược phẩm Khang Linh đã nghiên cứu và phân phối trên thị...