Bệnh gút có ăn được tôm không? Tôm có làm tăng acid uric máu không?

Tôm là thực phẩm giàu protein, phospho và vitamin B12. Bạn rất thích ăn tôm nhưng đang phải đối mặt với những cơn đau khớp do gút? Bạn băn khoăn không biết bệnh gút có ăn được tôm không? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

Bệnh gút có ăn được tôm không?

Tôm là nguồn thực phẩm giàu axit amin thiết yếu, cung cấp lượng protein lớn mà không gia tăng chất béo bão hòa, là lựa chọn lành mạnh cho sức khỏe tim mạch. Mỗi khẩu phần tôm 85g mang lại cho cơ thể 20g protein nạc. Tôm cũng cung cấp nhiều và khoáng chất, đặc biệt là vitamin B12, phốt pho, choline, canxi, sắt, magie, kali, kẽm và selen.

Gút là bệnh viêm khớp hình thành do rối loạn chuyển hóa purin từ thực phẩm, làm gia tăng acid uric máu, dẫn đến tích tụ tinh thể muối urat trong khớp, gây viêm và đau khớp. Tôm là thực phẩm có hàm lượng purine cao, ước tính 100g tôm biển thông thường chứa 147mg purin. Vì vậy, người mắc bệnh gút thường được khuyến cáo hạn chế ăn tôm để ngăn ngừa hấp thụ purin trong máu.

Tôm chứa nhiều chất đạm và purin, người mắc gút nên ăn giới hạn càng ít càng tốt

Người bệnh nên giới hạn ăn tôm không vượt quá 100mg purine/ngày và chỉ nên ăn tối đa 2 lần/tuần. Ngoài ra khi ăn tôm cũng cần chú ý:

- Chỉ nên hấp hoặc luộc tôm để giảm lượng purin hấp thụ vào cơ thể.

- Tránh rang, chiên hoặc kho tôm.

- Không kết hợp tôm với các thực phẩm nhiều canxi vì vừa làm gia tăng triệu chứng của gút, vừa tăng tình trạng đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu.

Người bị gút có thể ăn hải sản nào?

Hải sản là thực phẩm được khuyến cáo hạn chế dành cho người bị gút. Tuy nhiên, nếu bạn thích ăn hải sản nên lựa chọn những loại hải sản có hàm lượng purin vừa phải và chỉ ăn ở mức độ hạn chế. Riêng các loại hải sản có lượng purin cao như: Cá tuyết, cá cơm, cá chim, cá trích, cá thu, cá mòi, cá hồi, cá ngừ,… nên tránh tuyệt đối.

Cá hồi rất giàu purin làm tăng cơn đau gút cấp

Một số hải sản có hàm lượng purin vừa phải như: Tôm, hàu, sò, cua,… người bị gút có thể ăn nhưng cần kiểm soát lượng tiêu thụ.

Trong chế độ ăn uống của mình, người bị gút nên tăng cường ăn các thực phẩm sau:

- Bổ sung các loại rau lá xanh.

- Tăng cường thực phẩm giàu vitamin C từ rau, củ, quả.

- Uống đủ nước.

- Không uống rượu bia và nước ngọt có ga.

Bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bệnh gút có ăn được tôm không? Để kiểm soát tình trạng đau nhức khớp, bạn nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất