Bệnh gút có ăn được thịt gà không? Hướng dẫn chế độ ăn uống chuẩn cho người mắc gút

Nhiều người băn khoăn không biết bệnh gút có được ăn thịt gà không? Theo bác sĩ chuyên khoa, việc bổ sung thịt gà vào chế độ ăn hàng ngày là khả thi, nhưng cần lựa chọn phần thịt có hàm lượng purin thấp, tiêu thụ một lượng vừa phải và chế biến đúng cách để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Người bị bệnh gút có ăn được thịt gà không?

Thịt gà là nguồn bổ sung protein và vitamin tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, nó chứa purin, có thể ảnh hưởng đến người mắc bệnh gout. Việc ăn thịt gà vẫn khả thi, nhưng cần quan tâm đến liều lượng, phần ăn, và cách chế biến để bảo đảm sự an toàn cho sức khỏe. Mỗi phần của thịt gà có hàm lượng purin khác nhau, ví dụ như:

- Gan gà có chứa lượng purin cao nhất.

- Phao câu có hàm lượng purin thấp nhất.

-  Ức, cánh, chân gà, vv., chứa hàm lượng purin ở mức vừa phải. Khi luộc thịt gà, cần loại bỏ phần da, rửa sạch và đun sôi đúng cách.

Vì vậy, người bệnh nên hạn chế ăn gan gà và da gà. Liều lượng sử dụng thịt gà (không da) chỉ nên giới hạn ở mức 200g/ ngày.

Khi ăn thịt gà, người bệnh nên hạn chế ăn gan gà và da gà

Một số lưu ý khi chế biến thịt gà cho người bị gút

Ngoài việc lựa chọn các phần thịt gà có hàm lượng purin thấp, những người mắc bệnh gout cũng cần tham khảo các hướng dẫn chế biến thịt gà để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh như:

- Loại bỏ phần da gà vì nó chứa purin và chất béo không lành mạnh.

- Luộc gà trong nước sôi hoặc nướng trước khi ăn để giảm đáng kể hàm lượng purin trong thực phẩm.

- Tránh tẩm rượu và bia khi chế biến thịt gà.

- Hạn chế sử dụng sữa giàu chất béo khi chế biến thịt gà.

- Tránh ăn gà hầm hoặc nấu súp, vì lượng purin trong quá trình chế biến có thể giải phóng vào nước sôi, không tốt cho người mắc bệnh gout.

- Khi chế biến gà, nên chọn dầu thực vật có đặc tính kháng viêm như dầu bơ hoặc dầu ô liu nguyên chất.

- Hàm lượng purin trong thịt gà bị ảnh hưởng đáng kể bởi nhiệt độ và thời gian bảo quản. Nếu nhiệt độ bảo quản thấp và thời gian đông lạnh ngắn, có thể ức chế hoạt động của enzyme, giảm hàm lượng purin trong thịt gà.

- Ưu tiên ăn thịt gà hữu cơ được chăn thả tự nhiên và tránh ăn thịt gà công nghiệp.

- Tránh ăn thịt gà rán, vì không tốt cho sức khỏe.

Người mắc gút có thể ăn gà luộc nhưng nên giới hạn 

Người mắc bệnh gout nên ăn gì và không nên ăn gì?

1. Những thực phẩm người mắc gút nên ăn

Dưới đây là một số loại thực phẩm mà người mắc bệnh gout nên tránh để bảo vệ sức khỏe:

- Các loại đường, đặc biệt là fructose, có thể tăng nồng độ acid uric trong máu. Fructose thường xuất hiện tự nhiên trong mật ong, nước ép trái cây, và trái cây tươi (như táo, lê, xoài, dưa hấu), cũng như trong trái cây sấy khô, nước giải khát, nước ngọt, và nước tăng lực.

- Nhóm thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều carbohydrate tinh chế, có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh gout và nhiều vấn đề sức khỏe khác như tiểu đường tuýp 2, bệnh tim mạch, thừa cân, béo phì. Do đó, nên hạn chế thực phẩm như món nướng, bánh ngọt, bánh quy, bánh mì trắng, kem, thức ăn nhanh, và thực phẩm đông lạnh.

- Nhóm thịt đỏ có hàm lượng purin rất cao, đã được chứng minh làm tăng nồng độ acid uric, làm nặng triệu chứng bệnh gout.

- Hạn chế tiêu thụ protein động vật, có thể thay thế bằng protein thực vật như đậu, trứng, các loại hạt, sữa ít béo, và đậu phụ.

- Tránh ăn các loại hải sản có hàm lượng purin cao như cá cơm, cá chim, cá trích, cá thu, con trai, cá mòi, cá hồi, và cá ngừ. Hải sản chứa lượng purin vừa phải cũng nên hạn chế như tôm, cua, hàu, và sò.

- Không uống rượu bia.

- Một số loại nấm men và thực phẩm chiết xuất nấm men có hàm lượng purin cao như nước uống có chiết xuất nấm men, món súp, và món hầm đóng hộp.

Nhóm thực phẩm người mắc gút nên hạn chế

2. Nhóm thực phẩm người mắc gút nên ăn

Chế độ ăn của người mắc bệnh gout nên bao gồm các thực phẩm có lợi sau đây:

- Thực phẩm có nguồn gốc thực vật, ít purin, giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất: Bao gồm các loại đậu, trái cây ít purin như cam, quýt, bưởi, quả hạch, dầu thực vật nguyên chất, đậu phụ, sữa đậu nành, ngũ cốc...

- Sữa ít béo

- Nước

- Cà phê

- Thực phẩm giàu Vitamin C: Bao gồm trái kiwi, dâu tây, dưa lưới, ớt chuông ngọt, các loại rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ trắng, bắp cải, cà chua...

Bài viết đã trả lời câu hỏi: “Bệnh gút có ăn được thịt gà không?” và gợi ý thực phẩm người mắc gút nên tránh. Nếu bạn đang có triệu chứng đau nhức do gút nên sớm đi thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán cấp độ mắc bệnh và tư vấn điều trị.

ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất