Bệnh gút có ăn được canh cua không? Người mắc gút nên ăn gì để giảm bớt đau, viêm, sưng khớp?
Cơ chế gây bệnh gút – Có thể bắt nguồn từ chế độ ăn uống
Trước kia, bệnh gút được gọi là "bệnh nhà giàu”, rất phổ biến ở nam giới trung niên. Biểu hiện lâm sàng của bệnh gút bao gồm: Sưng, tấy đỏ, và đau nhức dữ dội, thường gặp ở ngón tay, ngón chân, bàn chân.
Nguyên nhân chính của bệnh gút là rối loạn chuyển hóa purin, khiến cơ thể không thể loại bỏ hết acid uric từ máu. Mặc dù, acid uric thường không gây hại và tự nhiên được tạo ra và loại bỏ thông qua nước tiểu, phân, và mồ hôi nhưng khi cơ thể nạp quá nhiều thực phẩm giàu purin hoặc không đào thải acid uric ra ngoài sẽ dẫn đến hình thành tinh thể muối urat tích tụ trong các mô xương và sụn khớp, dẫn đến triệu chứng viêm đau và nhức khớp. Tình trạng này được gọi là bệnh gút.
Để kiểm soát sự tiến triển của bệnh, các bác sĩ chuyên khoa khuyên bạn nên tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, hạn chế tối đa thực phẩm giàu purin để điều chỉnh acid uric trong cơ thể, tránh làm gia tăng bệnh gút.
Bệnh gút gây biến chứng hạt Tophi gây biến dạng khớp, cản trở vận động
Bệnh gút có ăn được canh cua không?
Cua đồng được coi là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100mg cua đồng đã bỏ mai, yếm, có chứa 74,4g nước, 2g glucid, 12,3g protid, 5.040mg canxi, 4,7mg sắt, cùng lượng vitamin B1, B2,… rất tốt cho cơ thể. Theo Đông y, cua đồng có tính hàn, vị mặn, giúp giải nhiệt rất tốt.
Tuy nhiên, bệnh gút có ăn được canh cua không? Câu trả lời là không. Lí do là bởi cua đồng chứa hàm lượng cao chất đạm và purin, làm tăng acid uric trong máu. Đặc biệt, theo y học cổ truyền, cua đồng còn có tính hàn, có thể gây nhiễm lạnh cho cơ thể, làm cho các khớp sưng đau nhức cường độ cao hơn. Vì vậy, người mắc bệnh gút cấp tính không nên bao gồm canh cua trong chế độ ăn uống của họ.
Canh cua rất giàu dinh dưỡng nhưng không phù hợp với người mắc gút
Người mắc bệnh gút nên ăn gì để giảm đau, sưng khớp?
Theo chuyên gia dinh dưỡng, người mắc bệnh gút nên ăn các thực phẩm sau để giảm acid uric máu:
1. Bổ sung trái cây
Nhóm hoa quả ít purin
Đối với người bệnh gút, việc bổ sung trái cây giàu vitamin C như ổi, nho, dâu tây, kiwi được đánh giá cao. Trái cây giàu vitamin C không chỉ hỗ trợ chống viêm và chống oxy hóa mà còn tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Ngoài ra, trái cây giàu vitamin K như chuối, bưởi, mơ, dưa hấu, lựu cũng là lựa chọn lý tưởng. Kali trong vitamin K có tác dụng hỗ trợ quá trình trao đổi chất, giúp cân bằng điện giải và nước, đồng thời tăng cường sức khỏe xương khớp. Kali cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đào thải acid uric qua đường tiết niệu, giúp cải thiện triệu chứng của bệnh gút.
2. Các loại thịt trắng
Nhóm thịt trắng như: Ức gà, cá sông chứa ít purin
Các loại thịt trắng như ức gà, thịt cá sông, thịt cá diêu hồng, cá lóc bổ sung protein nhưng có lượng purin thấp. Những loại thịt này có tác dụng chống kết tủa acid uric. Tuy nhiên, người bệnh nên giới hạn chất đạm dưới 100g/ ngày và chế biến bằng phương pháp hấp, luộc, hạn chế chiên, rán.
3. Uống đủ nước
Uống đủ nước để đào thải acid uric qua đường tiểu
Uống từ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày giúp hỗ trợ quá trình đào thải axit uric khỏi cơ thể, đồng thời giảm đau nhức và sưng viêm. Vì vậy, người bệnh nên tăng cường uống nước lọc, nước ép trái cây, hoặc nước sinh tố, tránh uống nước ngọt có gas.
4. Bổ sung dầu oliu, dầu thực vật
Thay thế dầu động vật bằng dầu thực vật tốt cho sức khỏe
Các loại dầu như oliu, dầu gấc, và dầu thực vật chứa chất béo tốt, có tác dụng chống viêm khớp và giảm sưng đau. Do đó, người mắc bệnh gút nên bổ sung dầu thực vật và hạn chế mỡ động vật trong chế độ ăn.
5. Uống sữa tươi và sử dụng các chế phẩm từ sữa
Sữa tươi và chế phẩm từ sữa tốt cho người mắc gút
Sữa là một nguồn thực phẩm ít purin, không làm trầm trọng triệu chứng của gút. Trong sữa còn chứa các protein có khả năng ức chế và kháng viêm, giảm đau. Đồng thời, sữa cũng hỗ trợ quá trình đào thải acid uric qua thận. Người mắc bệnh nên lựa chọn sữa động vật, đặc biệt là sữa bò, và sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai. Ưu tiên sữa tách béo và sữa ít đường hoặc không đường để duy trì sức khỏe tốt nhất. Hạn chế sử dụng sữa đậu nành, vì nó có thể tăng hàm lượng acid uric trong máu.
Mong rằng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “người bệnh gout có ăn được canh cua không”. Cua và các loại hải sản, thịt bò, thịt chó rất nhiều purin, người bệnh không nên ăn. Thay vào đó, người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước để tăng cường đào thải acid uric, giảm triệu chứng của gút. Nếu bạn còn băn khoăn về phương pháp điều trị và chế độ ăn uống cho người bị gút, vui lòng liên hệ hotline: 0922.56.9779 để được hỗ trợ.
-
Gợi ý thực đơn bữa sáng cho người bị gút: Ăn uống đúng chuẩn, không lo tái phát
-
Người bị gút có nên ăn thịt dê không? Xem ngay để biết ăn uống đúng cách ngăn ngừa cơn đau gút
-
Top 5 cách giảm đau do gút không cần dùng thuốc: Áp dụng ngay đánh bại cơn đau khớp
-
Chữa bệnh gút bằng dưa chuột: Đơn giản, tiết kiệm chi phí nhưng hiệu quả bất ngờ
-
Bệnh gút có được uống rượu vang? Top đồ uống có lợi cho người bị gút
-
Ngũ gia bì là thảo dược có tác dụng mạnh gân cốt, khu phong hóa...
-
Cây Gắm, còn được biết đến với các tên gọi khác như dây mấu, vương...
-
Kim ngân hoa là thảo dược quý thường được dùng trong các bài thuốc kháng...
-
Khang Thống Linh là sản phẩm chăm sóc sức khỏe dành cho người có acid...
-
Công ty TNHH Dược phẩm Khang Linh đã nghiên cứu và phân phối trên thị...