Bệnh gout nên ăn rau gì? Kiêng rau gì để giảm bớt sưng, đau, nóng đỏ do gút cấp?
Vì sao ăn rau tốt cho người bị gout?
Tiêu thụ các loại rau có lợi cho người bệnh gout vì:
- Rau chứa ít purin: Nguyên nhân chính gây bùng phát cơn đau khớp ở người mắc bệnh gout thường là do thức ăn chứa nhiều purin. Nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 70% các loại rau có hàm lượng purin dưới 50 mg/100g rau. Với mức hàm lượng purin an toàn được khuyến nghị là 400 mg/ngày, nhiều loại rau lá xanh trở thành sự lựa chọn an toàn và hợp lý cho người bệnh gout.
- Rau giàu chất xơ: Rau lá xanh cung cấp lượng chất xơ cao, giúp cơ thể kiểm soát hấp thụ purin (điều chỉnh nồng độ acid uric máu) và chất béo bão hòa (hỗ trợ chống viêm, giảm triệu chứng đau khớp khi bệnh gout trở nên tồi tệ).
- Rau rất giàu chất chống oxy hóa: Rau rất giàu các chất chống oxy hóa tự nhiên như vitamin C, flavonoids, carotenoids, glucosinolates, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác động của stress oxy hóa và giảm viêm. Đồng thời, chất chống oxy hóa còn hỗ trợ tăng cường chức năng thận, giúp cơ thể loại bỏ acid uric một cách hiệu quả và ngăn chặn sự phát triển của bệnh gout.
Bệnh gout nên ăn rau gì? Top 12 loại rau người bị gout nên ăn thường xuyên
1. Củ cải
Củ cải chứa nhiều nước và kali, giúp tăng lưu lượng chất lỏng qua thận, hỗ trợ việc loại bỏ acid uric hiệu quả hơn. Kali có thể kết hợp với bicarbonate để tạo muối kali bicarbonate, giúp tăng độ pH trong nước tiểu và hòa tan acid uric, dễ dàng đào thải khỏi cơ thể.
2. Khoai tây
Khoai tây cũng là loại rau củ chứa nhiều kali, hỗ trợ cơ thể trung hòa acid uric dư thừa trong máu. Khoai tây chứa nhiều chất xơ giúp kiểm soát nồng độ acid uric bằng cách ức chế giảm hấp thụ purin trong ruột.
3. Dưa chuột
Dưa chuột là loại quả chứa purin thấp. Ước tính 100g dưa chuột chỉ chứa khoảng 7.3 mg purin nên rất an toàn cho người bệnh gout. Ăn dưa chuột thường xuyên có thể kiềm hóa nước tiểu và giảm nồng độ acid uric máu.
4. Rau cần tây
Rau cần tây chứa nhiều luteolin, hợp chất chống oxy hóa kháng viêm mạnh, giúp giảm đau khớp do gout. Hoạt chất Luteolin ức chế xanthine oxidase, kiểm soát nồng độ acid uric trong máu và ngăn ngừa sự phát triển của bệnh gout.
5. Súp lơ xanh
Trong 100g súp lơ xanh có khoảng 89,2 mg vitamin C rất tốt cho sức khỏe. Hàm lượng purin trong súp lơ xanh cũng rất thấp (22 mg/100g). Vì vậy, súp lơ xanh là một trong những loại rau được khuyến nghị cho người bệnh gout.
6. Bí xanh
Bí xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa thuộc nhóm carotenoids, giúp chống lại tác động kích thích viêm từ acid uric dư thừa trong máu. Ngoài ra, bí xanh còn độ giàu vitamin C, giúp hỗ trợ cơ thể đào thải acid uric và urate một cách hiệu quả, ngăn ngừa các đợt tái phát của bệnh gout.
7. Cải bó xôi
Cải bó xôi, được mệnh danh là "vua" của rau, chứa nhiều kali, các chất chống oxy hóa mạnh như vitamin A, C, E, glucosinolates, flavonoids, carotenoids... Đặc biệt, chất xơ có trong cải bó xôi hỗ trợ giảm hấp thụ purine, điều hòa nồng độ acid uric máu. Tuy nhiên, khuyến cáo người bệnh nên ăn phần lá to, không nên ăn lá non của cây cải bó xôi vì chứa hàm lượng purin cao (171.9 mg/100g).
8. Cải bẹ xanh
Cải bẹ xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa như flavonoids, carotenoids, vitamin C và E, giúp giảm mảng bám acid uric ở khớp và cải thiện tình trạng sưng viêm. Ngoài ra, nó còn chứa lượng vitamin K cao (258 mcg/100g), vượt trội so với các loại rau khác, giúp hỗ trợ khả năng kháng viêm mạnh mẽ và giảm đau khi cơn gout cấp bùng phát.
Bệnh gút nên kiêng ăn rau gì?
So với thịt, cá, và thủy sản, hàm lượng purin trong rau thường thấp hơn từ 3-4 lần. Ngoài ra, ước tính khoảng 60% tổng lượng purin trong rau tồn tại dưới dạng adenine và guanine. Trong số đó, guanine có vẻ không làm tăng acid uric trong máu sau khi tiêu thụ. Vì vậy, ăn nhiều rau hầu như không làm gia tăng các triệu chứng của bệnh gout.
Tuy nhiên, nếu muốn duy trì sức khỏe tốt nhất, bạn có thể hạn chế tiêu thụ một số loại rau củ quả có hàm lượng purin cao (>50 mg purin / 100g) như: Rau mùi tây, nấm hương, đậu nành, hạt hướng dương, giá đỗ, hạt lanh, măng tươi, rau mầm,….
Người mắc gút cũng cần lưu ý một vài điều quan trọng dưới đây để giảm acid uric máu:
- Uống ít nhất 2-3 lít nước mỗi ngày.
- Tránh ăn thịt, cá, và thủy sản vì chúng chứa nhiều purin, gây ra viêm và đau ở các khớp. Nghiên cứu chỉ ra rằng tất cả các loại thịt đều chứa hơn 50mg purin/100g thịt, với hơn 60% chứa nhiều hơn 100mg purin/100g thịt.
- Tránh tiêu thụ nhiều đường fructose có trong một số loại hoa quả tự nhiên và nước giải khát
- Hạn chế uống rượu, bia.
- Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn nhiều dầu mỡ.
- Giảm cân nếu đang thừa cân, béo phì.
Như vậy, thắc mắc bệnh gout nên ăn rau gì đã được giải đáp. Bổ sung các loại rau tốt cho người bệnh gout vào chế độ ăn hàng ngày không chỉ giảm đau nhức mà còn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe tổng thể. Mong rằng bài viết đã giúp bạn thiết lập chế độ ăn uống đúng đắn để ngăn ngừa tái phát bệnh gout.
-
Gợi ý thực đơn bữa sáng cho người bị gút: Ăn uống đúng chuẩn, không lo tái phát
-
Người bị gút có nên ăn thịt dê không? Xem ngay để biết ăn uống đúng cách ngăn ngừa cơn đau gút
-
Top 5 cách giảm đau do gút không cần dùng thuốc: Áp dụng ngay đánh bại cơn đau khớp
-
Chữa bệnh gút bằng dưa chuột: Đơn giản, tiết kiệm chi phí nhưng hiệu quả bất ngờ
-
Bệnh gút có được uống rượu vang? Top đồ uống có lợi cho người bị gút
-
Ngũ gia bì là thảo dược có tác dụng mạnh gân cốt, khu phong hóa...
-
Cây Gắm, còn được biết đến với các tên gọi khác như dây mấu, vương...
-
Kim ngân hoa là thảo dược quý thường được dùng trong các bài thuốc kháng...
-
Khang Thống Linh là sản phẩm chăm sóc sức khỏe dành cho người có acid...
-
Công ty TNHH Dược phẩm Khang Linh đã nghiên cứu và phân phối trên thị...