Bệnh gout có ăn ớt được không? Mách bạn bí quyết ăn uống chuẩn theo chuyên gia dinh dưỡng
Bệnh gout có ăn ớt được không?
Ớt là một loại quả chứa lượng purin rất nhỏ, đây là chất có thể gây tăng nồng độ axit uric trong máu và gây ra cơn gút. Trung bình, 100g ớt, bất kể là ớt chuông, ớt sừng trâu, ớt cayenne, hay các loại ớt khác, đều có lượng purin rất thấp, không quá 65mg. Trong khi đó, giới hạn an toàn về hàm lượng purin được bác sĩ khuyến cáo cho người mắc bệnh gút có thể tiêu thụ hàng ngày là không quá 400mg.
Ngoài ra, ớt còn mang lại rất nhiều công dụng với người bị gout như:
- Giảm đau: Độ cay của ớt được tạo ra bởi capsaicin, một chất có tác dụng ức chế substance, một chất dẫn truyền cảm giác đau trong dây thần kinh. Do đó, ớt có tác dụng làm dịu các cơn đau ở khớp, hiệu quả giống như việc sử dụng thuốc chống viêm không steroid.
- Hỗ trợ thận hoạt động và đào thải axit uric ra ngoài cơ thể: Trong ớt, đặc biệt là ớt chuông, chứa lượng lớn vitamin C, có tác dụng tốt cho người mắc bệnh gút. Vitamin C được cho là có khả năng thúc đẩy thận đào thải axit uric, giúp ức chế tình trạng tăng axit uric trong máu.
- Hạn chế và đẩy lùi bệnh gút: Trong ớt còn chứa nhiều apigenin và luteolin, có khả năng ức chế xanthine oxidase, một enzyme đóng vai trò trong quá trình chuyển hóa purin thành axit uric trong máu.
Ăn ớt với liều lượng vừa phải hỗ trợ sức khỏe cho người bị gout
Lưu ý cho người bệnh gout khi ăn ớt
Trong văn hóa ẩm thực Việt Nam, ớt đóng vai trò quan trọng là một loại gia vị phổ biến, thường được sử dụng để cải thiện mùi vị và màu sắc của các món ăn. Tuy nhiên, người mắc bệnh gút nên giới hạn liều lượng sử dụng ớt chỉ nên dưới 13g/ ngày, không nên ăn quá nhiều ớt làm tăng các bệnh lý về hệ tiêu hóa như khó tiêu, đầy hơi, trào ngược dạ dày thực quản và tiêu chảy.
Người bị gout nên tránh ăn nhiều ớt cay gây hại cho dạ dày
Gợi ý chế độ ăn uống phù hợp với người bị gout
Ngoài việc quan tâm xem liệu người mắc bệnh gút có nên ăn ớt không, người bệnh cũng cần hiểu về cách điều trị và kiểm soát tình trạng gút của mình. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng dành cho những người bị bệnh gút:
- Hạn chế thực phẩm giàu purin: Thịt gia cầm, nội tạng động vật, thịt đỏ, cá biển nên được hạn chế trong khẩu phần ăn hàng ngày để giảm lượng acid uric trong máu.
- Bổ sung rau, củ, hoa quả: Rau quả tươi giúp cung cấp các loại vitamin và khoáng chất, giúp giảm triệu chứng của bệnh gút.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích: Bia, rượu, thuốc lá có thể tăng nguy cơ phát triển gút cấp tính, do đó nên hạn chế tiêu thụ hoặc tuân thủ mức độ tiêu thụ cồn hàng ngày.
- Uống đủ nước: Nước giúp thúc đẩy quá trình đào thải acid uric ra khỏi cơ thể, giảm nguy cơ gút cấp tính.
Bệnh gout nên hạn chế ăn nhiều hải sản vì đây là nhóm thực phẩm giàu purin, kích thích cơn gout cấp
Nội dung bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bệnh gout có được ăn ớt không. Câu trả lời là có, nhưng người bệnh cần ăn giới hạn liều lượng phù hợp. Ngoài ra, để ngăn chặn tái phát cơn gout cấp, người bệnh cũng cần kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh, cắt giảm thực phẩm giàu purin, không uống rượu bia, uống nhiều nước,….
-
Gợi ý thực đơn bữa sáng cho người bị gút: Ăn uống đúng chuẩn, không lo tái phát
-
Người bị gút có nên ăn thịt dê không? Xem ngay để biết ăn uống đúng cách ngăn ngừa cơn đau gút
-
Top 5 cách giảm đau do gút không cần dùng thuốc: Áp dụng ngay đánh bại cơn đau khớp
-
Chữa bệnh gút bằng dưa chuột: Đơn giản, tiết kiệm chi phí nhưng hiệu quả bất ngờ
-
Bệnh gút có được uống rượu vang? Top đồ uống có lợi cho người bị gút
-
Ngũ gia bì là thảo dược có tác dụng mạnh gân cốt, khu phong hóa...
-
Cây Gắm, còn được biết đến với các tên gọi khác như dây mấu, vương...
-
Kim ngân hoa là thảo dược quý thường được dùng trong các bài thuốc kháng...
-
Khang Thống Linh là sản phẩm chăm sóc sức khỏe dành cho người có acid...
-
Công ty TNHH Dược phẩm Khang Linh đã nghiên cứu và phân phối trên thị...