Acid uric cao nên ăn gì, kiêng ăn gì? Bí quyết từ chuyên gia kiểm soát acid uric máu

Những người có chỉ số acid uric cao cần tuân thủ chế độ ăn uống cẩn thận để tránh những biến chuyển nguy hiểm như bệnh gout, sỏi thận, suy thận. Vậy acid uric cao nên ăn gì, kiêng ăn gì? Dưới đây là chế độ ăn uống siêu “chuẩn” giúp bạn kiểm soát acid uric máu hiệu quả nhất không cần uống thuốc.

Nồng độ acid uric cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Acid uric là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa nucleotide purine từ thực phẩm vào trong cơ thể con người. Hầu hết các mô trong cơ thể có khả năng sản xuất acid uric và quá trình loại bỏ acid uric diễn ra chủ yếu tại thận. Với điều kiện bình thường, acid uric tồn tại trong huyết tương, tế bào và mô.

Chỉ số acid uric (UA) bình thường thường nằm trong khoảng từ 2,5 đến 7,0 mg/dL ở nam giới và từ 1,5 đến 6,0 mg/dL ở phụ nữ. Còn chỉ số axit uric cao được xác định khi vượt quá giới hạn như sau: > 7,0 mg/dL ở nam giới, > 6,0 mg/dL ở phụ nữ, trẻ em và thanh thiếu niên là > 5,5 mg/dL. Khi nồng độ acid uric tăng cao dẫn đến tăng nguy cơ mắc gout, sỏi thận, thậm chí suy thận. Vì vậy, kiểm soát nồng độ acid uric luôn là điều được rất nhiều người quan tâm.

Acid uric cao nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Mối liên hệ giữa acid uric và triệu chứng của bệnh gout

Chế độ ăn uống giàu purin là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến gia tăng acid uric máu. Vì vậy, người mắc acid uric cao nên ăn gì, kiêng ăn gì? Theo dõi ngay nội dung bài viết dưới đây để biết câu trả lời.

Acid uric cao kiêng ăn gì?

Những người có chỉ số axit uric cao nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm sau đây để tránh tình trạng biến chuyển nghiêm trọng hơn:

1. Nội tạng động vật

Thực phẩm từ nội tạng động vật thường giàu purin, như gan, thận, tim, lòng, gan... Vì vậy, người có chỉ số acid uric cao, người bị gout, bị sỏi thận,… nên tránh ăn nội tạng động vật.

2. Thịt đỏ

Acid uric cao nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Thịt bò, thịt cừu là nhóm thịt đỏ rất giàu purin, nên hạn chế ăn.

3. Hải sản

Tương tự như thịt đỏ, hải sản như cá cơm, cá mòi, sò điệp, trai sông, cá hồi... cũng chứa nhiều purin và có thể gây ra vấn đề sức khỏe khi tiêu thụ quá nhiều.

4. Rau có hàm lượng purin cao

Một số loại rau xanh như rau chân vịt, măng tây cũng chứa nhiều purin. Người có acid uric cao nên hạn chế tiêu thụ để tránh tình trạng gout trở nên nghiêm trọng hơn.

5. Rượu bia

Acid uric cao nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Rượu và bia có thể tăng nguy cơ mắc và tái phát bệnh gout, do đó, cần hạn chế tiêu thụ loại đồ uống này.

6. Thực phẩm nhiều đường

Các loại đường, đặc biệt là đường fructose có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu, cần cắt giảm tiêu thụ để kiểm soát axit uric cao.

7. Thực phẩm từ carb tinh chế

Acid uric cao nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Thực phẩm từ carb tinh chế như bánh mì trắng, bánh quy, bánh ngọt cũng có thể gây tăng axit uric trong máu và không có lợi cho người mắc bệnh gout.

Acid uric cao nên ăn gì?

Người mắc acid uric cao nên ưu tiên tiêu thụ những loại thực phẩm và đồ uống có lợi sau đây:

1. Trái cây

Acid uric cao nên ăn gì, kiêng ăn gì?

- Chuối: Có hàm lượng purin thấp, giúp giảm nồng độ acid uric trong máu, đặc biệt hữu ích cho người gout.

- Táo: Chứa chất xơ cao, hỗ trợ hấp thụ và loại bỏ acid uric dư thừa.

- Quả cherry: Rất giàu anthocyanin giúp giảm acid uric và ngăn ngừa tình trạng kết tinh axit uric trong khớp.

- Trái cây có múi: Cam, bưởi, quýt... giàu vitamin C và axit citric, giúp duy trì nồng độ acid uric ổn định và loại bỏ acid dư thừa ra khỏi cơ thể.

- Bơ: Giàu vitamin E và chất chống viêm, chống oxi hóa, hỗ trợ điều trị gout.

2. Rau củ quả xanh

Cà chua, bông cải xanh và dưa chuột giúp giảm acid uric nhờ cơ chế làm tăng độ kiềm của máu.

3. Các loại đậu

Đậu lăng, đậu Hà Lan... cung cấp protein thay thế từ thịt đỏ, giúp trung hòa acid uric và ngăn ngừa tiến triển của bệnh gout.

4. Thực phẩm giàu vitamin C

Acid uric cao nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Rau củ giàu vitamin C giúp phân hủy và tăng tốc độ đào thải acid uric, bao gồm kiwi, ớt chuông, cà chua, rau lá xanh, ổi, chanh...

Thói quen sinh hoạt hỗ trợ giảm acid uric máu

Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cần thực hiện các biện pháp sau để kiểm soát hiệu quả chỉ số acid uric trong máu:

1. Uống nhiều nước

Người bệnh acid uric cao nên tiêu thụ nhiều nước, từ 8 đến 16 ly mỗi ngày, chiếm ít nhất 50% tổng lượng chất lỏng cần thiết hàng ngày. Nước cam, nước quýt, giàu vitamin C, cũng giúp giảm nồng độ axit uric trong máu.

2. Giảm cân

Thừa cân tăng nguy cơ mắc bệnh gout, vì vậy việc giảm cân là biện pháp quan trọng. Thậm chí, ngay cả khi tuân thủ chế độ ăn hạn chế purin, thừa cân vẫn có thể khiến bệnh gout tiến triển nhanh chóng.

3. Tham khảo ý kiến của bác sĩ khi dùng thuốc

Một số loại thuốc và thực phẩm chức năng có thể tăng khả năng tích tụ acid uric trong cơ thể như: Aspirin, thuốc lợi tiểu, vitamin B3 (niacin), thuốc ức chế miễn dịch như Cyclosporine, Tacrolimus, thuốc điều trị bệnh lao như Pyrazinamide, thuốc điều trị bệnh Parkinson như Levodopa, thuốc chẹn beta, thuốc ức chế ACE và các loại thuốc huyết áp khác.

Như vậy, thắc mắc acid uric cao nên ăn gì kiêng ăn gì đã được giải đáp. Acid uric cao là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tích tụ tinh thể muối urat trong khớp dẫn đến bệnh gout. Vì vậy, nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng sưng, đau, cứng khớp và nghi ngờ mắc gout, nên sớm tới bệnh viện để được thăm khám và tư vấn.

ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất