Viêm gút cấp tính: Làm thế nào để nhận biết và điều trị kịp thời
Tìm hiểu chung về viêm gút cấp tính
Gút là bệnh liên quan đến sự rối loạn trong quá trình chuyển hóa purin trong cơ thể, dẫn đến tăng lượng acid uric trong máu và hình thành các tinh thể urat lắng đọng ở các khớp. Bệnh gút cấp thường gây đau ở khớp ngón chân cái.
Viêm gút cấp là giai đoạn trung gian của bệnh gút. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể phát triển thành viêm gút mạn tính với nhiều biến chứng nguy hại. Các cơn đau do viêm gút cấp thường được kích thích bởi một số yếu tố như: Uống nhiều rượu bia, tiêu thụ nhiều hải sản và thịt đỏ.
Biểu hiện gút cấp gây đau nóng, sưng đỏ khớp ngón tay
Triệu chứng nhận biết cơn viêm gút cấp tính
Trong giai đoạn đầu của bệnh gút, hầu hết các bệnh nhân vẫn duy trì hoạt động sinh hoạt như bình thường mà không có bất kỳ dấu hiệu nào. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn cấp tính sẽ dẫn đến biểu hiện:
- Cơn đau dữ dội khởi phát ở ngón chân cái.
- Xuất hiện cảm giác ớn lạnh, kèm theo sốt nhẹ và cảm giác yếu chi.
- Các cơn đau làm cho người bệnh cảm thấy không thoải mái, đặc biệt là khi cơn đau trở nên nghiêm trọng vào ban đêm, làm suy giảm chất lượng giấc ngủ.
- Xuất hiện triệu chứng sưng viêm, da xung quanh khớp bị đỏ và nóng rát. Khi chạm vào các vị trí này, người bệnh có thể cảm thấy đau nhức. Một số trường hợp cũng có thể gặp cảm giác tê, ngứa, hoặc cảm giác cứng khớp ở ngón chân cái hoặc ở khớp bị viêm.
Cơn đau thường xuất hiện đột ngột. Một số nghiên cứu cho thấy khoảng 60% người bệnh phải chịu cơn đau gút cấp tính trong khoảng từ 1 đến 3 năm. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ít gặp chỉ cảm thấy đau một vài lần trước khi biến mất, sau đó tiếp tục sang giai đoạn tiếp theo.
Phát hiện và điều trị bệnh gút càng sớm càng ngăn chặn biến chứng nguy hiểm
Chẩn đoán và điều trị viêm gút cấp tính như thế nào?
1. Phương pháp chẩn đoán viêm gút cấp tính
Chẩn đoán viêm gút cấp thường được thực hiện thông qua xét nghiệm dịch khớp hoặc các phương pháp chẩn đoán hình ảnh. Dựa vào tình trạng đau và các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp chẩn đoán phù hợp.
Bước đầu tiên là khám tổng quát để đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể và thăm khám các triệu chứng lâm sàng. Quy trình này nhằm loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây đau khớp, bao gồm các loại viêm khớp, nhiễm trùng, chấn thương, và các bệnh khác.
Chẩn đoán viêm gút cấp thường được thực hiện thông qua xét nghiệm dịch khớp. Bác sĩ sẽ lấy mẫu chất nhầy từ vị trí đau khớp và kiểm tra dưới kính hiển vi để phát hiện tinh thể acid uric.
Ngoài ra, các phương pháp chẩn đoán khác bao gồm:
- Xét nghiệm máu: để kiểm tra nồng độ axit uric trong máu và các chỉ số viêm cấp tính như máu lắng, CRP.
- Phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh như chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI hoặc siêu âm. Mục đích của các phương pháp này là hỗ trợ bác sĩ xác định vị trí và tình trạng của tinh thể axit uric trong khớp.
Điều trị viêm gút cấp tính như thế nào?
Nguyên tắc điều trị viêm gút cấp tính bao gồm:
- Giảm thiểu triệu chứng và hạn chế cơn đau do gút.
- Ngăn chặn sự tái phát của cơn gút cấp tính trong tương lai.
- Loại bỏ lắng đọng của tinh thể urat do acid uric dư thừa.
Hiện nay, điều trị bệnh gút cấp tính thường được thực hiện trong phòng khám nội khoa với các loại thuốc uống. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bệnh nhân cũng cần tuân thủ một chế độ dinh dưỡng khoa học, duy trì sinh hoạt lành mạnh và thực hiện các cuộc thăm khám định kỳ. Phương pháp điều trị được cá nhân hóa dựa trên các triệu chứng lâm sàng của từng bệnh nhân và có thể bao gồm các biện pháp sau:
- Sử dụng thuốc chống viêm.
- Sử dụng Colchicin.
- Chườm lạnh cho các khớp đau và sưng viêm.
- Giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn các loại đồ uống chứa cồn, bao gồm rượu và bia.
- Tuân thủ chế độ dinh dưỡng riêng biệt, đặc biệt là kiểm soát chặt chẽ lượng purin từ thực phẩm để giảm thiểu sự tăng của acid uric.
Trong một số trường hợp, bệnh nhân cũng cần điều trị kết hợp cho các vấn đề khác như huyết áp cao, lipid máu cao hoặc béo phì để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.
Biện pháp phẫu thuật chỉ áp dụng cho những trường hợp biến chứng hạt Tophi gây cứng khớp
Bệnh gout cấp có chữa khỏi được không?
Tính đến thời điểm hiện tại, không có phương pháp điều trị nào có thể chữa khỏi bệnh gout hoàn toàn. Tuy nhiên, bằng cách tuân thủ phác đồ điều trị, người bệnh có thể kiểm soát tốt bệnh và ngăn chặn các cơn đau gout tái phát. Mặc dù không có liệu pháp cụ thể nào, nhưng việc kiểm soát acid uric ở mức độ cho phép có thể làm giảm nguy cơ gout tái phát. Điều này yêu cầu người bệnh duy trì một chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh.
Để kiểm soát nồng độ acid uric, người bệnh cần chú ý đến thực đơn ăn uống và sống lành mạnh. Dưới đây là một số biện pháp nên duy trì:
- Hạn chế tối đa việc uống đồ có cồn, bao gồm rượu và bia.
- Kiểm soát lượng thực phẩm giàu purin, bao gồm động vật có vỏ, thịt đỏ và các loại nội tạng động vật.
- Tránh hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc.
- Thực hiện tập thể dục và vận động đều đặn, hạn chế thời gian ngồi lâu một chỗ trong ngày.
- Uống đủ lượng nước hàng ngày.
- Luôn tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa về việc sử dụng thuốc.
Viêm gút cấp tính là căn bệnh gây sưng, đau khớp dữ dội. Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị, người bệnh nên kết hợp duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, sống khoa học để tránh tái phát cơn gút cấp.
-
Thảo dược Kim ngân hoa – Nhất dược tiêu viêm trong Y học cổ truyền
-
Thuốc trị gút Allopurinol và những tác dụng phụ ít người biết
-
Triệu chứng bệnh gút mạn tính: Coi chừng tàn phế khớp vĩnh viễn
-
Bệnh giả gút là gì? Có nguy hiểm không? Có cần phải điều trị không? Giải đáp từ bác sĩ chuyên khoa
-
Nguyên nhân gây tăng acid uric máu và biện pháp điều trị mới nhất hiện nay
-
Ngũ gia bì là thảo dược có tác dụng mạnh gân cốt, khu phong hóa...
-
Cây Gắm, còn được biết đến với các tên gọi khác như dây mấu, vương...
-
Kim ngân hoa là thảo dược quý thường được dùng trong các bài thuốc kháng...
-
Khang Thống Linh là sản phẩm chăm sóc sức khỏe dành cho người có acid...
-
Công ty TNHH Dược phẩm Khang Linh đã nghiên cứu và phân phối trên thị...