Bệnh giả gút là gì? Có nguy hiểm không? Có cần phải điều trị không? Giải đáp từ bác sĩ chuyên khoa
Bệnh giả gút là gì?
Giả gút là một dạng bệnh viêm khớp. Lí do gọi là bệnh giả gút bởi vì triệu chứng bệnh có nhiều nét tương đồng với bệnh gút. Người mắc bệnh giả gút thường gặp phải tình trạng đột ngột sưng đau ở một hoặc nhiều khớp.
Bệnh giả gút hình thành do sự lắng đọng của Calcium pyrophosphate trong xương, gây ra việc các dịch lỏng bôi trơn khớp không hoạt động tốt. Điều này dẫn đến việc khớp dễ bị đau và viêm. Những vùng khớp thường bị ảnh hưởng nhất là khớp đầu gối, cũng có thể là ở khuỷu tay, mắt cá chân, cổ chân, ngón chân cái và nhiều vị trí khác.
Bệnh giả gút có khả năng di chuyển do tinh thể calcium pyrophosphate dihydrate có thể di chuyển trong sụn cũng như xung quanh các khớp xương và niêm mạc khớp, gây viêm khớp ở bất kỳ vị trí nào chúng lắng đọng. Tuy nhiên, nguyên nhân cụ thể gây hình thành và lắng đọng tinh thể này vẫn chưa được xác định rõ, mặc dù một số chuyên gia cho rằng có sự liên quan đến quá trình lão hóa.
Các nghiên cứu về bệnh giả gout đã chỉ ra một số yếu tố nguy cơ gây bệnh giả gút bao gồm:
- Di truyền.
- Người từng bị tổn thương hoặc phẫu thuật khớp có nguy cơ phát triển tinh thể calcium nhiều hơn trong khớp, đồng thời cũng có nguy cơ mắc bệnh giả gút cao hơn.
- Dư thừa sắt: Việc hấp thu quá nhiều sắt có thể dẫn đến dư thừa sắt trong các cơ quan và mô xung quanh khớp, điều này cũng là yếu tố khiến tinh thể calcium dễ phát triển và gây bệnh hơn.
- Tuổi cao: Bệnh giả gút thường liên quan đến tuổi già và quá trình lão hóa, đặc biệt là ở các khớp xương phải chịu lực và vận động nhiều.
Bệnh giả gút gây nên những cơn đau tương tự như gút
Triệu chứng nhận biết bệnh giả gút
Triệu chứng của bệnh giả gút thường khá giống với các bệnh viêm khớp hoặc gút, dẫn đến việc thường bị chẩn đoán sai. Ước tính 25% trường hợp của bệnh giả gút có triệu chứng hoàn toàn giống với gút, tỷ lệ này thấp hơn ở viêm khớp dạng thấp hoặc viêm khớp mạn tính.
Tinh thể trong xương phát triển một cách chậm rãi, nhưng khi đạt đến mức độ nào đó, chúng sẽ gây ra sự viêm khởi phát đột ngột. Triệu chứng của bệnh thường kéo dài từ vài ngày đến 2 tuần. Sưng đau ở khớp do giả gút có thể đi kèm với sốt hoặc các bệnh liên quan như: thiểu năng giáp trạng, nhiễm sắc tố sắt, đái tháo đường, bệnh gút, và nhiều bệnh lý khác.
Bệnh giả gút gây sưng, đau, đỏ khớp
Bệnh giả gút có nguy hiểm không?
Giả gút và các bệnh viêm khớp khác thường bị người bệnh đánh giá không đúng mức do triệu chứng sưng đau không kéo dài. Sau một khoảng thời gian từ vài ngày đến 2 tuần, khi triệu chứng của giả gút biến mất, người bệnh thường không thăm khám, kiểm tra và điều trị. Đa phần, khi giả gút tái phát thường xuyên và tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, người bệnh mới điều trị. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, điều trị có thể gặp khó khăn và có nguy cơ cao về biến chứng.
Giả gút kéo dài có thể gây ra một số biến chứng cho xương và khớp, điển hình là tình trạng thoái hóa khớp. Các khớp xương bị bệnh có thể phát triển thành cựa xương, u nang gây mất sụn, thậm chí gãy xương.
Hiện nay, vẫn chưa có biện pháp điều trị dứt điểm cho việc tích tụ tinh thể canxi tại các khớp và điều trị triệt để bệnh giả gút. Do đó, bệnh nhân cần điều trị tích cực để kiểm soát triệu chứng bệnh, chủ yếu là các cơn đau và sưng khớp.
Bệnh giả gút không được điều trị có thể gây loãng xương, gãy xương
Biện pháp điều trị giả gút hiệu quả
Vì triệu chứng của bệnh giả gút giống với gút và các bệnh viêm khớp khác, việc chẩn đoán chính xác là vô cùng quan trọng trước khi bắt đầu điều trị. Các xét nghiệm thường được thực hiện để đặt chẩn đoán bao gồm: xét nghiệm máu để kiểm tra tổng quát các chỉ số cơ bản, đặc biệt là cần kiểm tra các vấn đề liên quan đến tuyến giáp và tuyến cận giáp, rút dịch khớp để tìm mảnh tinh thể canxi pyrophosphate, và chụp X-quang khớp bị đau.
Sau khi đã được chẩn đoán mắc bệnh giả gút, người bệnh cần điều trị tích cực để giảm triệu chứng sưng viêm khớp và cải thiện hoạt động bằng các loại thuốc như:
- Thuốc kháng viêm: Bao gồm indomethacin, naproxen, ibuprofen, có hiệu quả với bệnh giả gout.
- Thuốc giảm đau: Khi cơn đau viêm khớp trở nên nghiêm trọng, thuốc giảm đau như colchicine, prednisone.
- Phẫu thuật: Đối với những trường hợp nặng hoặc tái phát nhiều lần không phản ứng với điều trị, phẫu thuật có thể là lựa chọn cuối cùng. Bác sĩ có thể thực hiện hút và thay dịch khớp để loại bỏ tinh thể canxi lắng đọng, giúp giảm đau nhanh chóng. Bệnh nhân có thể cải thiện tình trạng giả gout hoặc tái phát tùy thuộc vào nguyên nhân và điều kiện cụ thể.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc để cải thiện triệu chứng, người mắc giả gút cũng cần tuân thủ một chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp. Nhiều người cho rằng, việc nghỉ ngơi nhiều hơn để tránh tổn thương nặng hơn có thể làm giảm cơn đau và sưng viêm khớp. Tuy nhiên, điều này có thể khiến sự viêm nặng hơn do tinh thần lắng đọng trong khớp nhiều hơn.
Để giảm đau tạm thời, bạn có thể thả lỏng vùng cơ bị tổn thương cho đến khi cảm giác đau giảm bớt. Ngoài ra, việc sử dụng đá chườm lạnh có thể giúp giảm sưng nếu cần thiết.
Bệnh giả gút là căn bệnh rất dễ nhầm lẫn với gút khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều biến chứng. Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh giả gút và có biện pháp điều trị đúng đắn, kịp thời, hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm.
-
Thảo dược Kim ngân hoa – Nhất dược tiêu viêm trong Y học cổ truyền
-
Thuốc trị gút Allopurinol và những tác dụng phụ ít người biết
-
Triệu chứng bệnh gút mạn tính: Coi chừng tàn phế khớp vĩnh viễn
-
Nguyên nhân gây tăng acid uric máu và biện pháp điều trị mới nhất hiện nay
-
Mổ u cục gút và những biến chứng nguy hiểm cần cảnh giác
-
Ngũ gia bì là thảo dược có tác dụng mạnh gân cốt, khu phong hóa...
-
Cây Gắm, còn được biết đến với các tên gọi khác như dây mấu, vương...
-
Kim ngân hoa là thảo dược quý thường được dùng trong các bài thuốc kháng...
-
Khang Thống Linh là sản phẩm chăm sóc sức khỏe dành cho người có acid...
-
Công ty TNHH Dược phẩm Khang Linh đã nghiên cứu và phân phối trên thị...