Nguyên nhân gây tăng acid uric máu và biện pháp điều trị mới nhất hiện nay
Acid uric máu là gì? Chỉ số acid uric máu bao nhiêu là cao?
Acid uric là sản phẩm của quá trình chuyển hóa purin, một thành phần chủ yếu trong DNA, RNA và các vật chất di truyền khác.
Phần lớn acid uric thường được loại bỏ qua nước tiểu và phân (tương đương khoảng 80%), còn lại khoảng 20% sẽ được tiêu hóa qua đường ruột. Sự tăng hoặc giảm nồng độ acid uric thường phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, khi nồng độ acid uric trong máu tăng cao và kéo dài, có thể dẫn đến việc kết tinh thành các tinh thể urat. Những tinh thể này có thể lắng đọng trong khớp, gây ra cơn đau gút cấp, hoặc lắng đọng tại da và mô mềm, tạo thành các hạt tophi, hoặc thậm chí tạo thành sỏi urat trong thận.
Ở người khỏe mạnh, quá trình tổng hợp và đào thải acid uric thường được duy trì để giữ cho lượng acid uric trong máu ở mức an toàn. Khi sự cân bằng này bị mất đi, nồng độ axit uric trong máu có thể vượt quá mức cho phép.
Acid uric cao làm gia tăng nhiều bệnh lý như: Gút, sỏi thận, tim mạch
Để đánh giá nồng độ acid uric trong máu, cần thực hiện xét nghiệm máu. Giới hạn nồng độ acid uric trong máu được phân loại theo giới tính như sau:
- Nam giới: dưới 7,0mg/dl (420 micromon/l).
- Nữ giới: dưới 6,0mg/dl (360micromol/l).
Bất kỳ nguyên nhân nào gây ra sự mất cân bằng trong quá trình tổng hợp và đào thải acid uric đều có thể dẫn đến biến động của chỉ số này. Nếu nồng độ acid uric vượt quá giới hạn nêu trên, người bệnh được coi là có nồng độ acid uric cao. Muốn biết chỉ số acid uric cao hay thấp, người bệnh cần làm xét nghiệm máu.
Nhận biết triệu chứng tăng acid uric máu
Khoảng 2/3 số người mắc tăng acid uric máu không hề thể hiện bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, sự tăng acid uric máu kéo dài có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, và người bệnh thường nhận biết điều này thông qua các triệu chứng của các căn bệnh liên quan như:
- Bệnh gút:
+ Cơn gút cấp: Các cơn gút cấp thường xuất hiện sau khi tiêu thụ bữa ăn nhiều đạm hoặc uống nhiều rượu bia, thường bắt đầu vào ban đêm. Cơn gút cấp gây đau dữ dội ở khớp, thường nhất là ngón chân cái.
+ Hạt Tophi: Được hình thành do sự lắng đọng muối urat trong các mô liên kết. Hạt Tophi thường xuất hiện ở mỏm khuỷu, vành tai, và các vùng gần khớp, có thể nhìn thấy màu trắng bên trong. Khi hạt tophi vỡ, chất bột màu trắng sẽ chảy ra.
+ Sưng đau, nóng đỏ, biến dạng các khớp.
Sưng đau các khớp là một trong những dấu hiệu cảnh báo gút
- Sỏi thận, sỏi tiết niệu:
Các tinh thể acid uric có thể tích tụ thành sỏi trong thận, dẫn đến các triệu chứng như: Đau ở lưng dưới, buồn nôn, đau khi đi tiểu, có thể có máu trong nước tiểu. Nếu nhiễm trùng thận, bệnh nhân có thể gặp sốt và cảm giác ớn lạnh.
Ngoài ra, tăng acid uric máu còn có thể dẫn đến các bệnh như: Đa u tủy xương, thiếu máu, tan máu, bệnh bạch cầu,... Đối với người cao tuổi, sự lắng đọng của acid uric ở hệ thống tim mạch có thể gây viêm mạch máu, xơ vỡ động mạch, đột quỵ, suy tim, viêm màng ngoài tim.
Tình trạng tăng acid uric máu dẫn đến sự kết tụ của acid uric thành tinh thể sắc nhọn, lắng đọng ở các khớp, gây ra bệnh gout và nhiều dạng viêm khớp khác đáng lo ngại. Tuy nhiên, việc xét nghiệm chỉ số acid uric tăng chưa chắc đã là dấu hiệu của bệnh gút, vì có nhiều bệnh lý khác liên quan đến acid uric tăng cao như bệnh sỏi thận, suy thận mạn, bệnh đa u tủy xương, thiếu máu tan máu, bệnh bạch cầu...
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng acid uric có thể ảnh hưởng đến bệnh đái tháo đường, béo phì và tăng mỡ máu. Tăng acid uric máu cũng gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho người cao tuổi. Khi acid uric tăng, kết tủa ở tim và các mạch máu có thể gây ra viêm mạch máu, xơ vữa động mạch, thiểu năng mạch vành, đột quỵ... Nếu kết tủa xảy ra ở các vùng đầu, có thể gây viêm kết mạc, viêm mống mắt, viêm tuyến mang tai... Và khi kết tủa ở bộ phận sinh dục, có thể gây viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt.
Tóm lại, chỉ số axit uric tăng cao và kéo dài có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, khi phát hiện dấu hiệu này, người bệnh không nên chủ quan.
Acid uric tích tụ trong kẽ thận gây sỏi thận, viêm thận, suy thận
Top 8 nguyên nhân gây tăng acid uric máu
Tình trạng tăng acid uric trong máu thường có thể xuất hiện do các nguyên nhân sau đây:
1. Do rối loạn chuyển hóa
Tình trạng rối loạn chuyển hóa không rõ nguyên nhân xảy ra khi cơ thể vẫn tự tổng hợp lượng lớn acid uric mặc dù người bệnh tuân thủ một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt. Tình trạng này chiếm tới 85% các trường hợp và có tính chất gia đình và di truyền.
2. Do cơ thể giảm đào thải acid uric
Mỗi ngày, khoảng 80% lượng acid uric được đào thải ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu, còn lại thông qua đường tiêu hóa và mồ hôi. Nếu quá trình đào thải acid uric bị giảm sẽ khiến acid uric tồn tại trong máu với lượng lớn, vượt quá ngưỡng cho phép.
3. Do sử dụng thuốc
Đối với bệnh nhân gút, tuân thủ việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ mà vẫn tăng acid uric máu có thể là do tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh như: Thuốc lợi tiểu, thuốc ngủ nhóm barbiturate, thuốc giảm đau nhóm salicylate liều thấp, …
Một số loại thuốc gây tác dụng phụ dẫn đến tăng acid uric máu
4. Do bệnh lý
Nhiều bệnh như suy thận, nhược giáp, nhiễm độc chì mạn tính, nhiễm độc thai nghén, bệnh vẩy nến, ung thư máu dòng bạch cầu, cũng là nguyên nhân khiến chỉ số acid uric cao. Để giảm acid uric, cần điều trị các bệnh lý này.
5. Do thiếu vận động
Ít vận động và không rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên dẫn đến sự không tiêu hao năng lượng, gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể và làm tăng acid uric.
6. Do ăn uống không khoa học
Người tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa nhiều nhân purin như nội tạng động vật, hải sản, đậu hạt, nấm, khi ăn nhiều có thể làm tăng acid uric máu. Uống nhiều bia, rượu cũng thúc đẩy acid uric máu tăng.
Hải sản là thực phẩm giàu purin làm tăng acid uric máu
7. Uống ít nước
Khoảng 80% acid uric được đào thải ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu. Uống không đủ nước hoặc nhịn tiểu làm cho acid uric không được đào thải và lắng đọng trong máu.
Điều trị acid uric máu cao như thế nào?
Để đưa ra phương pháp điều trị acid uric cao phù hợp, việc xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này là cần thiết. Nếu tăng acid uric là do sử dụng các loại thuốc khác hoặc do nhờn thuốc, người bệnh cần thông báo với bác sĩ để điều chỉnh đơn thuốc cho phù hợp. Trong trường hợp acid uric tăng do các loại bệnh lý, người bệnh cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế để được thăm khám, chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị phù hợp.
Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng để giảm acid uric máu:
- Thuốc ức chế XO, giảm tổng hợp acid uric: Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách ức chế enzyme xanthine oxidase (XO), bao gồm các tên thuốc phổ biến như: Allopurinol, Febuxostat, Topiroxostat.
- Thuốc tăng thải acid uric: Chứng tăng axit uric có thể do axit uric kém được đào thải qua thận. Vì vậy, một cách giảm axit uric là thúc đẩy quá trình đào thải, thường kết hợp với thuốc ức chế XO. Các tên thuốc tiêu biểu bao gồm Probenecid, Benzbromarone, Lesinurad.
- Thuốc giảm acid uric bằng cách tăng bài tiết acid uric: Nhóm thuốc này bao gồm Pegloticase và Rasburicase, tăng nồng độ enzyme Uricase để chuyển đổi acid uric thành allantonin tan trong nước, giúp cơ thể đào thải acid uric dễ dàng qua thận.
Lưu ý: Lạm dụng thuốc tây có thể gây ra các phản ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, người bệnh không nên tự ý mua hoặc điều chỉnh liều lượng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ.
Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh cũng cần chú ý thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, không ăn các thực phẩm tăng acid uric như: Nội tạng động vật, thịt đỏ, hải sản, rượu bia,… Người bệnh cũng nên tăng cường thể dục thể thao, tránh béo phì, thừa cân.
Nội dung bài viết đã giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân gây tăng acid uric máu và những biện pháp điều trị bệnh phù hợp. Để tìm hiểu rõ hơn về acid uric máu và bệnh gút, bạn hãy liên hệ hotline: 0922.56.9779 để được dược sĩ hỗ trợ.
-
Thảo dược Kim ngân hoa – Nhất dược tiêu viêm trong Y học cổ truyền
-
Thuốc trị gút Allopurinol và những tác dụng phụ ít người biết
-
Triệu chứng bệnh gút mạn tính: Coi chừng tàn phế khớp vĩnh viễn
-
Bệnh giả gút là gì? Có nguy hiểm không? Có cần phải điều trị không? Giải đáp từ bác sĩ chuyên khoa
-
Mổ u cục gút và những biến chứng nguy hiểm cần cảnh giác
-
Ngũ gia bì là thảo dược có tác dụng mạnh gân cốt, khu phong hóa...
-
Cây Gắm, còn được biết đến với các tên gọi khác như dây mấu, vương...
-
Kim ngân hoa là thảo dược quý thường được dùng trong các bài thuốc kháng...
-
Khang Thống Linh là sản phẩm chăm sóc sức khỏe dành cho người có acid...
-
Công ty TNHH Dược phẩm Khang Linh đã nghiên cứu và phân phối trên thị...