Triệu chứng bệnh gút mạn tính: Coi chừng tàn phế khớp vĩnh viễn

Người mắc bệnh gút mạn tính phải đối mặt với nhiều nguy cơ biến chứng như: Hạt Tophi gây tàn phế khớp, sỏi thận, suy thận, đột quỵ bất ngờ,…. Vì vậy, nhận biết sớm triệu chứng bệnh gút mạn tính và có biện pháp điều trị kịp thời là điều cấp thiết để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.

Bệnh gút mạn tính là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến gút mạn tính

Bệnh gút mạn tính là loại viêm khớp kéo dài và dễ tái phát, được kích hoạt bất ngờ do sự tích tụ axit uric trong máu cùng với tinh thể muối urat sắc nhọn. Trong khi bệnh gút cấp tính có thể xuất hiện đột ngột và gây ra triệu chứng, các triệu chứng trong giai đoạn mãn thường nặng hơn nhiều và nguy cơ biến chứng cao hơn.

Nguyên nhân chính dẫn đến sự xuất hiện của bệnh gút mạn tính thường là do sự tái phát của các cơn gút cấp tính không được kiểm soát. Ngoài ra, một số yếu tố có thể góp phần làm gia tăng nguy cơ bao gồm:

- Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa purin khi cơ thể đang bị gút.

- Rối loạn chuyển hóa gucid - protid - lipid.

- Yếu tố gen di truyền.

- Chức năng thận bị suy giảm nghiêm trọng.

- Lạm dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích.

- Mắc các bệnh liên quan đến đường tiết niệu, viêm khớp và đái tháo đường.

Triệu chứng bệnh gút mạn tính

Tàn phế khớp là biến chứng phổ biến ở bệnh nhân mắc gút mãn tính

Triệu chứng bệnh gút mạn tính: Nhận biết sớm, ngăn chặn biến chứng

Nếu bạn đang bị gút, đừng coi thường những triệu chứng cho thấy bệnh gút đang tiến triển nặng dưới đây:

- Cơn đau mãn tính và dai dẳng, thường xuyên xuất hiện với tần suất cao.

- Tophi bắt đầu hình thành xung quanh khớp, có thể có kích thước lớn hoặc nhỏ tùy thuộc vào lượng muối urat kết tủa.

- Khớp bị tổn thương, thường có dấu hiệu sưng đỏ và nóng lên.

- Có thể xảy ra biến dạng khớp do Tophi phát triển, gây áp lực lên hệ thống dây thần kinh và phá hủy sụn xương.

- Khả năng vận động bị hạn chế đáng kể, đặc biệt khi di chuyển hoặc vận động mạnh, làm tăng nguy cơ cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.

Khi bệnh gút tiến triển sang giai đoạn mạn tính, việc điều trị trở nên vô cùng khó khăn. Trong giai đoạn này, nguy cơ biến chứng nguy hiểm cao và thậm chí có thể đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Dưới đây là một số biến chứng phổ biến:

- Hỏng khớp và bại liệt:

Trong giai đoạn mãn tính, tophi (các tinh thể muối urat) thường xuất hiện ở các khớp bị tổn thương do axit uric tích tụ. Nếu không được điều trị kịp thời, tophi có thể phát triển nhanh chóng, gây ảnh hưởng đến tế bào da và mô sụn xung quanh khớp. Bệnh nhân có thể phải chịu đựng đau đớn mãn tính, và khớp có nguy cơ bị biến dạng và thậm chí bị phá hủy hoàn toàn, khiến chức năng vận động bị đe dọa nghiêm trọng và nguy cơ bại liệt vĩnh viễn.

Triệu chứng bệnh gút mạn tính

Khớp chân biến dạng vì hạt Tophi mọc lởm chởm, phình to

- Tổn thương thận:

Trong bệnh gút mãn tính, lượng axit uric thường cao trong máu, gây ra sự lắng đọng tinh thể muối urat trong thận và gây tổn thương cho chúng. Các vấn đề thận thường gặp bao gồm viêm khe thận, sỏi thận, tắc ống thận, suy thận và nhiều biến chứng khác. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc điều trị gút cũng có thể gây tác dụng phụ, gây suy giảm chức năng thận và các vấn đề khác như ngộ độc thận.

Triệu chứng bệnh gút mạn tính

Tinh thể muối urat tích tụ trong thận gây sỏi thận

- Đột quỵ:

Biến chứng đột quỵ xảy ra khi tinh thể muối urat lắng đọng trực tiếp trong các động mạch máu. Điều này có thể gây cản trở quá trình lưu thông máu, gây tổn thương cho hệ mạch, van tim hoặc cơ tim. Sự tổn thương này tăng nguy cơ cho đột quỵ và các tai biến khác. Nếu không được kiểm soát kịp thời, có thể đe dọa tính mạng của bệnh nhân.

Triệu chứng bệnh gút mạn tính

Tinh thể muối urat tích tụ trong mạch máu, gây nghẽn mạch máu, tăng nguy cơ đột quỵ

- Một số biến chứng khác:

Bên cạnh các biến chứng đã nêu trên, bệnh gút mãn tính còn có thể gây ra một số biến chứng khác, bao gồm: Rối loạn cảm giác, suy giảm tầm nhìn, khô mắt, đục thủy tinh thể, viêm loét dạ dày, nhiễm trùng,…

Chẩn đoán và điều trị bệnh gút mạn tính: Cần kiên trì

Khi bệnh gút đã phát triển sang giai đoạn mạn tính, quá trình điều trị trở nên phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian hơn. Trước khi quyết định phương pháp điều trị, bác sĩ thường tiến hành các bước thăm khám và chẩn đoán bệnh gút mạn tính. Các loại xét nghiệm thường được sử dụng bao gồm siêu âm, xét nghiệm máu, chụp X-quang, xét nghiệm dịch khớp và chụp cắt lớp. Kết quả từ các xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ xác định tình trạng bệnh và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị gút mãn tính:

1. Sử dụng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau và kháng viêm không steroid: Loại thuốc này thường được sử dụng để kiểm soát đau và viêm. Chúng có khả năng làm giảm phản ứng viêm và giảm cảm giác đau. Các loại thuốc có thể bao gồm Diclofenac, Aspirin, Ibuprofen. Trong trường hợp không đáp ứng với loại thuốc này, bác sĩ có thể kê đơn Corticosteroid.

- Thuốc hạ acid uric: Nhóm thuốc này giúp kiểm soát mức độ axit uric trong cơ thể, từ đó làm chậm quá trình hình thành tinh thể muối urat. Các loại thuốc có thể gồm Allopurinol, Febuxostat, Topiroxostat.

- Các loại thuốc khác như Probenencid, Benzbromarone, Lesinurad cũng được sử dụng để tăng cường việc thải axit uric hoặc làm giảm tổng hợp acid uric.

Tất cả các loại thuốc điều trị gút mạn tính đều có thể gây ra tác dụng phụ, do đó người bệnh cần tuân thủ chính xác hướng dẫn từ bác sĩ. Khi gặp các triệu chứng không mong muốn hoặc không có phản ứng với điều trị, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ để được tư vấn và điều chỉnh phác đồ điều trị.

Triệu chứng bệnh gút mạn tính

Sử dụng thuốc trị gút cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa

2. Phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật thường không được ưa chuộng trong điều trị bệnh gút mạn tính, tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt như: Khi hạt tophi phát triển quá mức, dẫn đến giảm khả năng vận động, cứng khớp hoặc gây lở loét, hoại tử thì bác sĩ có thể chỉ định phương pháp phẫu thuật.

Mục tiêu của phẫu thuật là loại bỏ các hạt tophi để phục hồi chức năng vận động. Tuy nhiên, phẫu thuật khá tốn kém chi phí và để lại nhiều di chứng nên người bệnh cần cân nhắc, tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định.

Triệu chứng bệnh gút mạn tính

Phương pháp phẫu thuật được áp dụng cho những trường hợp hạt Tophi phát triển to về kích cỡ, ảnh hưởng khả năng vận động, viêm loét, hoại tử,...

3. Ăn uống, sinh hoạt lành mạnh

Nếu không kiểm soát tốt, bệnh gút mạn tính có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những khuyến nghị quan trọng để kiểm soát bệnh gút:

- Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, tránh ăn các thức phẩm giàu purin như: Hải sản, thịt bò, thịt chó, thịt đỏ, măng tây,…  

- Hạn chế sử dụng chất kích thích, rượu, bia, nước ngọt và đồ uống có gas.

- Bổ sung đủ nước cơ thể hàng ngày (từ 2 đến 2,5 lít) để tăng cường quá trình thanh lọc cơ thể và đào thải acid uric.

- Thiết lập một chế độ tập luyện phù hợp để cải thiện khả năng vận động của khớp và giảm nguy cơ biến chứng như bại liệt, hỏng khớp.

Trên đây là những triệu chứng bệnh gút mạn tính cảnh báo biến chứng nguy hiểm. Khi mắc bệnh gút mạn tính, không nên xem nhẹ. Việc điều trị và ăn uống cần tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định của bác sĩ chuyên khoa để hạn chế tối đa biến chứng.

ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất