Top 9 biến chứng của bệnh gout: Tàn phá sức khỏe
TOP 9 biến chứng bệnh gout phổ biến nhất
Dưới đây là 9 biến chứng người mắc gout có thể phải đối mặt:
1. Hạt Tophi
Hình ảnh Hạt Tophi hình thành ở khớp ngón tay
Tophi là những cụm tinh thể urat, thường xuất hiện xung quanh các khớp, đặc biệt là ở những người mắc bệnh gout trong thời gian dài. Các đám tinh thể này có hình dạng nốt sần, nổi lên dưới da ở những vị trí như bàn chân, đầu gối, cổ tay, ngón tay, và gân gót chân.
Hạt tophi có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường và có thể cảm nhận bằng cách sờ vào. Khu vực xung quanh Tophi thường có triệu chứng như nhiệt độ cao, làm mềm da, và các điểm tophi thường bị sưng và đau. Đối với người mắc bệnh, hạt Tophi làm việc cử động khớp trở nên khó khăn.
2. Tàn phế khớp
Biến chứng tàn phế khớp thường thấy ở những người mắc bệnh gout mạn tính, khi tình trạng sưng tấy ở khớp xảy ra đều đặn. Việc phải đối mặt với viêm khớp gout mạn tính gây cứng khớp, hạn chế khả năng vận động trong thời gian dài.
3. Sỏi thận
Gout gây biến chứng suy thận
Khi nồng độ acid uric vượt quá mức trong thời gian dài, tinh thể muối urat có thể hình thành ở thận, dẫn đến nguy cơ sỏi thận.
4. Suy thận
Khi các cục sỏi thận hình thành lâu sẽ dẫn đến những cơn đau và gây tổn thương thận, nặng nề nhất là suy thận.
5. Nguy cơ gãy xương
Nguy cơ gãy xương do gout
Bệnh gout tăng khả năng gãy xương, gây viêm khớp, đau dữ dội do tinh thể acid uric. Hạt tophi gây tổn thương xương, tăng nguy cơ loãng xương, gãy xương.
6. Thị lực kém
Tỉ lệ người mắc bệnh gout gặp các biến chứng liên quan đến mắt không cao, và có thể xem đó là một biến chứng hiếm của bệnh gout. Tinh thể acid uric có thể ảnh hưởng đến chức năng thị giác, gây đau mắt, rộp mắt.
7. Bệnh tim mạch
Các tinh thể urat lắng đọng trong động mạch tim, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim
Gout không trực tiếp dẫn đến các vấn đề tim mạch nhưng tinh thể muối urat lắng đọng gây nên cục máu đông sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau tim và đột quỵ. Ước tính người mắc bệnh gout có nguy cơ tử vong do suy tim cao hơn gấp đôi so với nhóm người không bị bệnh.
8. Mất ngủ mãn tính
Điều đặc biệt là các cơn đau gout cấp thường xảy ra vào ban đêm, mang theo cường độ đau gây khó chịu và đôi khi làm thức giấc người bệnh. Người bệnh không thể ngủ được do đau nhức.
Đau nhức khớp do gout cũng gây mệt mỏi, căng thẳng, stress kéo dài. Điều này cũng khiến người bệnh mắc rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, thức dậy quá sớm, ngáy ngủ,….
9. Tăng nguy cơ trầm cảm, stress
Người mắc bệnh gout thường lo lắng vì những đau liên tục, rối loạn giấc ngủ thường xuyên và khó vận động cơ thể. Điều này có thể làm nền tảng cho các tình trạng tâm lý nặng như rối loạn lo âu, trầm cảm, và những vấn đề thần kinh khác.
Làm thế nào để ngăn chặn biến chứng của gout?
Để điều trị bệnh gout và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần kết hợp chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp. Dưới đây là những điều bạn nên làm khi mắc gout:
- Hạn chế thức ăn giàu purine, giảm hoặc loại bỏ rượu, nước trái cây đóng hộp và đồ uống ngọt để giảm tích tụ acid uric.
- Tăng cường uống nước để hỗ trợ quá trình giảm nồng độ acid uric trong máu.
- Duy trì cân nặng ổn định, tránh béo phì, thừa cân.
- Thực hiện thường xuyên hoạt động thể chất và tập luyện để cải thiện sức khỏe tổng thể.
- Kiểm tra định kỳ huyết áp và đường huyết.
- Thực hiện các kiểm tra chức năng thận và đo mật độ xương định kỳ bằng cách đến bệnh viện.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh gout có thể gây tàn phá khớp, suy thận, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Trong quá trình điều trị gout, khi sử dụng thuốc hoặc các loại thuốc chống viêm và giảm đau, cũng cần phải được thảo luận và thực hiện theo liều lượng được bác sĩ chỉ định. Ngoài ra, người mắc gout cũng cần kiểm tra định kỳ mật độ xương, tình trạng thận, và nồng độ acid uric trong máu để phát hiện và kịp thời ngăn chặn biến chứng.
-
Thảo dược Kim ngân hoa – Nhất dược tiêu viêm trong Y học cổ truyền
-
Thuốc trị gút Allopurinol và những tác dụng phụ ít người biết
-
Triệu chứng bệnh gút mạn tính: Coi chừng tàn phế khớp vĩnh viễn
-
Bệnh giả gút là gì? Có nguy hiểm không? Có cần phải điều trị không? Giải đáp từ bác sĩ chuyên khoa
-
Nguyên nhân gây tăng acid uric máu và biện pháp điều trị mới nhất hiện nay
-
Ngũ gia bì là thảo dược có tác dụng mạnh gân cốt, khu phong hóa...
-
Cây Gắm, còn được biết đến với các tên gọi khác như dây mấu, vương...
-
Kim ngân hoa là thảo dược quý thường được dùng trong các bài thuốc kháng...
-
Khang Thống Linh là sản phẩm chăm sóc sức khỏe dành cho người có acid...
-
Công ty TNHH Dược phẩm Khang Linh đã nghiên cứu và phân phối trên thị...