Top 5 dấu hiệu bệnh gout ở tay: Chủ quan gây cứng khớp, vận động khó khăn, liệt cơ tay

Bạn lo lắng không biết các triệu chứng sưng đau, nóng đỏ ở tay có phải là biểu hiện của bệnh gout không? Việc hiểu và nhận biết các dấu hiệu của bệnh gout ở tay là rất quan trọng để tránh những biến chứng nguy hiểm đến khớp tay. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các dấu hiệu bệnh gout ở tay và biện pháp điều trị kịp thời.

Bệnh gout ở tay: Nguy hiểm cận kề

Bệnh gout ở tay mang theo nhiều mối nguy hại đáng kể, bao gồm:

- Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày: Bệnh gút ở tay gây ra những cơn đau khó chịu và đớn đau, đặc biệt thường xảy ra vào ban đêm. Điều này có thể gây thiếu ngủ, mệt mỏi, suy nhược cơ thể và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác.

- Tổn thương trực tiếp cho xương khớp: Nếu không được chăm sóc kịp thời sau khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh gút ở tay, có nguy cơ xảy ra lở loét và viêm khớp. Nghiêm trọng hơn, điều này có thể gây hại đến sức khỏe như liệt cổ tay.

- Ảnh hưởng đến chức năng thận: Bệnh gout ở tay có thể tăng hàm lượng axit uric trong máu, dẫn đến nguy cơ sỏi thận và suy thận.

- Nguy cơ tai biến mạch máu não (đột quỵ): Biến chứng của bệnh gout ở tay có thể gây tổn thương van tim, tạo ra máu đông trong mạch máu não, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh như đột quỵ, cao huyết áp, hoặc nhồi máu cơ tim.

dấu hiệu bệnh gout ở tay

Biến dạng khớp tay do gout

Top dấu hiệu bệnh gout ở tay không thể bỏ qua

Có một số dấu hiệu đặc trưng giúp bạn nhận biết dễ dàng bệnh gout ở tay, bao gồm:

- Sưng và nóng khớp cổ tay: 

Khớp cổ tay có biểu hiện sưng đỏ và nóng rát do acid uric làm trong máu làm tinh thể muối urat tích tụ tại khớp. Tình trạng sưng, đau, nóng đỏ có thể lan rộng ra vùng xung quanh.

- Biến dạng vùng da ở cổ tay:

Da xung quanh các khớp cổ tay và ngón tay có thể bong tróc và ngứa. Có thể xuất hiện các vết tím đỏ tương tự như khi mắc bệnh nhiễm trùng.

-  Đau nhức tay thường xuyên:

Người bị gout ở tay thường cảm thấy đau nhức và khó chịu tại các khớp bàn tay, ngón tay, và cổ tay. Cơn đau thường trở nên nghiêm trọng hơn khi tiếp xúc hoặc va đập vào vùng bị ảnh hưởng.

- Đau dữ dội và kéo dài: 

Cơn đau thường kéo dài và có thể đau nhói hoặc đau âm ỉ. Thường xuyên xảy ra và thường nặng hơn vào ban đêm, gây mất ngủ và cảm giác mệt mỏi.

- Xuất hiện hạt Tophi: 

Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, có thể hình thành và phát triển các cục u (hạt Tophi) trên các khớp. Nếu không kiểm soát được, có thể gây nhiễm trùng và lở loét.

- Hạn chế cử động của tay:

Bệnh gút khiến việc cử động các khớp tay trở nên đau đớn và khó khăn. Có thể gây ra hạn chế hoạt động và thậm chí làm biến dạng khớp hoặc teo cơ.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh gout ở tay có thể gây lo lắng, căng thẳng, mất ngủ và đau đớn cho bệnh nhân. Nếu người bệnh không thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống, và không tuân thủ các biện pháp điều trị thích hợp, họ có nguy cơ mắc phải một số biến chứng sau: Khó khăn trong việc cử động tay, gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động cầm nắm, biến dạng khớp, teo cơ, nhiễm trùng, tàn phế xương khớp, đột quỵ,….

dấu hiệu bệnh gout ở tay

Khớp cổ tay bị sưng, nóng, đỏ, đau nhức do gout

Điều trị bệnh gout ở tay: Bắt buộc phải điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt

1. Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị gout

Đối với điều trị nội khoa, bác sĩ chuyên khoa thường sẽ kê đơn thuốc giảm axit uric máu và thuốc kháng viêm để giảm những triệu chứng không thoải mái của bệnh gout ở tay như:

- Thuốc kháng viêm: Loại thuốc này được sử dụng trong giai đoạn cơn gout cấp để giảm viêm và ngăn ngừa viêm sưng tái phát.

- Thuốc giảm axit uric: Thường được sử dụng trong giai đoạn mãn tính để phòng ngừa cơn gout cấp tái phát.

Đối với điều trị ngoại khoa, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để loại bỏ nốt tophi ở tay hoặc chân trong một số trường hợp hạt Tophi phát triển to về kích cỡ, vỡ ra, lở loét, nhiễm trùng.

dấu hiệu bệnh gout ở tay

Ngón tay bị viêm loét, nhiễm trùng do gout bắt buộc phải phẫu thuật để bảo toàn tính mạng

2. Chế độ ăn uống cho người bị gout

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý bệnh gout. Lí do là bởi khi cơ thể dung nạp quá nhiều thực phẩm giàu purine sẽ dẫn đến tăng acid uric máu, làm tăng bệnh gout. Dưới đây là lời khuyên về chế độ ăn uống cho người mắc gout:

- Nhóm thực phẩm nên hạn chế ăn:

+ Thực phẩm giàu purine: Tránh hoặc hạn chế thực phẩm giàu purine như thịt đỏ, hải sản như mực, sò điệp, cá hồi, và các loại thức ăn chế biến từ phô mai.

+ Đồ uống có cồn: Hạn chế hoặc tránh bia, rượu vì chúng có thể gây ra sự tăng sản xuất axit uric.

+ Đường và thực phẩm chứa đường: Cần giảm lượng đường và thực phẩm chứa đường cao, bao gồm đồ ngọt, đồ ăn nhanh, và thức uống có gas.

+ Thực phẩm chứa chất béo: Hạn chế thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh.

dấu hiệu bệnh gout ở tay

Top thực phẩm người mắc gout nên hạn chế tối đa để tránh tái phát cơn gout cấp

- Nhóm thực phẩm người mắc gout nên ăn:

+ Rau củ và hoa quả tươi: Cung cấp chất xơ và các dưỡng chất quan trọng. Rau củ và hoa quả cũng thường có ít purine.

+ Vitamin C: Các loại rau, củ, hoa quả giàu vitamin C giúp cơ thể khỏe mạnh.

+ Nước: Uống đủ nước để giúp loại bỏ axit uric khỏi cơ thể và duy trì sự cân bằng nước.

Trên đây là tổng hợp những dấu hiệu bệnh gout ở tay và phương pháp điều trị, cách ăn uống đúng cho người bị gout. Bạn hãy tham khảo thêm các bài viết của Khang Thống Linh để có thêm nhiều kiến thức phòng tránh tái phát cơn gout cấp.

ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất