Top 5 cây thuốc nam trị bệnh gút hiệu quả được Y học cổ truyền kiểm chứng

Gút là một trong những bệnh lý phổ biến trong xã hội hiện đại, mang đến cảm giác đau đớn và khó chịu, tác động tiêu cực đến sức khỏe của những người mắc phải. Từ thời xa xưa, con người đã nắm bắt tri thức về sử dụng các loại cây thuốc nam nhằm cải thiện tình trạng gút. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về những vị thuốc tự nhiên này.

Bật mí 5 cách chữa bệnh gút bằng cây thuốc Nam

Sử dụng cây thuốc nam để điều trị bệnh gút là một phương pháp lâu đời được nhiều người tin tưởng và áp dụng hiệu quả trong xã hội hiện đại. Dưới đây là một số cây thuốc nam giúp cải thiện bệnh gút mà bạn có thể sử dụng:

1. Cây nhọ nồi trị gút

cây thuốc nam trị bệnh gút

Cây cỏ nhọ nồi 

Cây nhọ nồi, còn được biết đến với tên gọi khác là cỏ mực, là một loại cây thân thảo có màu lục hoặc đỏ tía, với lá mọc đối xứng hình mác và hoa màu trắng. Theo Y học cổ truyền, cây nhọ nồi được đánh giá với các tác dụng quan trọng như cân bằng lượng huyết, chỉ huyết, và bổ thận tư âm. Cây nhọ nồi có chứa nhiều hoạt chất Flavonoid có tác dụng chống viêm, giảm sưng tại các khớp bị ảnh hưởng do gout. Chất Saponin, một thành phần trong loại cây này, rất có lợi xương khớp. Đặc biệt, nhọ nồi còn giúp tăng cường chức năng thận, giúp đào thải axit uric qua đường nước tiểu.

Bạn dùng một nắm nhọ nồi khô, đun sôi trong 6 bát nước cho đến khi còn lại 3 bát nước, chia thành 3 phần và sử dụng trong ngày.

2. Dược liệu Hoàng bá trị gút

cây thuốc nam trị bệnh gút

Dược liệu Hoàng bá trị gút

Dược liệu Hoàng bá có vị đắng, tính hàn tác động vào Kinh thận, bàng quang giúp tăng cường chức năng thận, hỗ trợ đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.

Dược liệu Hoàng bá còn có chứa hoạt chất Syringin giúp giảm viêm, ngăn ngừa cơn gút cấp. Bạn hãy dùng 20g Hoàng bá phơi khô, sắc thành nước uống trong ngày để kiểm cơn đau do gút.

3. Ba kích trị gút

cây thuốc nam trị bệnh gút

Dược liệu Ba kích

Dược liệu Ba kích có tác dụng tăng cường chức năng thận, hỗ trợ đào thải axit uric hiệu quả. Hàng ngày, bạn dùng 20g Ba kích sắc với 600ml nước, sắc tới khi còn 200ml. Bạn chia ra uống 3 lần trong ngày.

4. Cây Thổ phục linh trị gút

cây thuốc nam trị bệnh gút

Cây Thổ phục linh

Thổ phục linh là dược liệu tác động vào các kinh Can và Vị, giúp trừ thấp, giải độc, lợi niệu, và thông khớp. Thổ phục linh được sử dụng trong chủ trị nhiều bệnh như đau nhức xương khớp, hoại tử, lở loét, mẩn ngứa.

Y học cổ truyền thường sử dụng Thổ phục linh kết hợp với các dược liệu khác để chữa đau nhức xương khớp, hạn chế sưng nóng, đỏ, đau nhức. Liều lượng bài thuốc trị gút như sau:

Ý sĩ                              12g                              Thạch cao                                20g

Xương truật                 8g                               Liên kiều                                  12g

Thổ phục linh              20g                              Kê huyết đằng                         16g

Tri mẫu                       12g                              Hoàng bá                                 12g

Cam thảo                     6g                               Ké                                            20g

Đan sâm                      12g                             Quế chi                                    8g

Tang chi                      12g                              Phòng phong                          12g

Hy thiêm                      20g                             Tỳ giải                                     16g

Ngân hoa                     16g                            Ngạch mễ                                20g

Bạch thược                  12g.

Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang chia làm 3 lần.

5. Cây Trạch tả trị gút

cây thuốc nam trị bệnh gút

Cây Trạch tả 

Theo Đông y, Trạch tả là dược liệu có vị hơi đắng, tính hàn, có tác dụng trực tiếp vào bàng quang và thận.Cây Trạch tả giúp lợi tiểu, gia tăng bài tiết acid uric qua đường tiểu, ngăn chặn cơn đau do gout.

Người bệnh nên hãm 10g Trạch tả với nước đun sôi và uống đều đặn mỗi ngày để giảm acid uric trong máu.

Lưu ý quan trọng khi dùng thuốc nam trị bệnh gút

Các loại thuốc Y học cổ truyền có nguồn gốc tự nhiên nên lành tính, không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi sử dụng các loại thuốc nam, người bệnh cần chú ý:

- Tránh sử dụng quá liều: Dùng thuốc Y học cổ truyền quá liều trong thời gian dài có thể gây tổn thương nặng nề cho cơ thể như ngộ độc hoặc suy thận. Người dùng cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế hoặc thầy thuốc Đông y được cấp phép để đảm bảo liều lượng phù hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể.

- Chọn thuốc phù hợp với thể bệnh: Theo lý thuyết Y học cổ truyền, bệnh tật xuất phát từ sự mất cân bằng âm dương, hàn nhiệt, hư thực trong cơ thể. Để chọn đúng loại thuốc, người bệnh cần xác định thể bệnh của mình như hàn, nhiệt, hư, thực, và sử dụng thuốc phù hợp với từng thể bệnh.

- Tuân thủ chỉ dẫn sử dụng: Mỗi loại thuốc đều có hướng dẫn sử dụng riêng biệt, do đó, người bệnh cần đọc kỹ và tuân thủ hướng dẫn của bác sỹ hoặc người cung cấp thuốc.

Trên đây là tổng hợp các bài thuốc nam trị bệnh gút hiệu quả được lưu truyền trong dân gian. Khi có các triệu chứng của bệnh gút như: Đau, sưng, nóng, đỏ khớp, bạn nên sớm đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị kết hợp chế độ ăn uống phù hợp.

ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất