Top 12 cách hạ acid uric nhanh nhất đơn giản tại nhà không cần thuốc
Acid uric trong máu được hình thành như thế nào?
Acid uric là một hợp chất được hình thành trong cơ thể thông qua quá trình phân giải purin và chủ yếu được loại bỏ qua đường nước tiểu (chiếm khoảng 80%), còn lại 20% thông qua tiết mồ hôi và đường tiêu hóa. Nồng độ acid uric trong máu ở người bình thường được duy trì ổn định ở mức 420 micromol/lít (nam giới) và 360 micromol/lít (nữ giới).
Khi acid uric không được đào thải hoặc cơ thể hấp thụ quá nhiều purin sẽ khiến cho nồng độ acid uric tăng cao. Liều lượng acid uric tích tụ sẽ dẫn đến hình thành tinh thể urat ở khớp, khiến khớp xương bị đau nhức dữ dội, sưng và tấy đỏ. Đây là những biểu hiện của cơn gút cấp. Lượng acid uric tích tụ sẽ dẫn đến nguy cơ hình thành hạt tophi ở khớp ngón tay, ngón chân, bàn tay và bàn chân gây cứng khớp, vận động khó khăn, thậm chí tàn tật vĩnh viễn.
Ngoài ra, tinh thể urat cũng có thể lắng đọng trong đường tiết niệu, gây ra bệnh sỏi thận. Do đó, việc kiểm soát nồng độ acid uric trong máu là quan trọng để ngăn chặn những biến chứng bệnh gout và các vấn đề sức khỏe khác.
Tăng acid uric trong máu dẫn đến hình thành muối urat làm đau và biến dạng khớp
Top 12 cách hạ nồng độ acid uric trong máu tại nhà
1. Tăng cường uống nước
Việc tăng cường uống nước đơn giản là một biện pháp giảm acid uric trong máu. Bác sĩ chuyên khoa khuyên người bệnh nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để kích thích tiểu tiện và hỗ trợ thận đào thải axit uric hiệu quả. Người bệnh nên uống nước lọc, nước dừa, sữa không đường, sữa tách béo, nước ép trái cây, hoặc nước khoáng để bổ sung.
2. Bổ sung rau xanh
Các loại rau lá xanh tốt cho người bị gút
Các loại rau xanh rất tốt cho người bị gút. Đặc biệt là cần tây, rau mùi, cây trạch tả, chứa nhiều vitamin C giúp giảm axit uric trong máu.
3. Ăn nhiều hoa quả
Một số loại hoa quả được bác sĩ chuyên khoa khuyến khích người dùng nên ăn hàng ngày như:
- Táo có chứa nhiều acid malic giúp trung hòa acid uric trong máu
- Nho, giúp trị gân cốt thấp thống và có tính kiềm tính, không chứa nhân purin, là lựa chọn tốt cho người có nguy cơ bệnh gout.
- Cherry với chất chống viêm anthocanis, hỗ trợ giảm acid uric và ngăn chặn kết tinh tinh thể muối.
- Chuối, giàu vitamin B6 và acid folic, hỗ trợ kiểm soát acid uric trong máu.
- Ổi có nhiều vitamin C, Kali, giúp tan hóa tinh thể muối kết tinh ở các mô khớp.
4. Bổ sung vitamin C
Các loại quả giàu vitamin C
Vitamin C đóng vai trò tích cực trong việc giảm acid uric máu, khuyến khích thận bài tiết acid uric hiệu quả qua tiểu tiện. Vitamin C có trong các loại quả cam, quýt, dâu tây, thanh long, bưởi, kiwi, và các loại rau màu xanh đậm. Ngoài ra, người bệnh có thể uống vitamin C theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
5. Uống café
Sử dụng cà phê một cách hợp lý có thể ổn định nồng độ acid uric máu và ngăn chặn sự phát triển của bệnh gout. Nghiên cứu cho thấy, việc uống từ 1-3 tách cà phê mỗi ngày giúp giảm tới 22% nguy cơ mắc bệnh gout so với nhóm không sử dụng cà phê.
6. Uống lá tía tô
Lá tía tô giàu vitamin A, C và phospho, có công dụng ức chế sản xuất acid uric. Uống lá tía tô giúp giảm đau tự nhiên, giảm đau xương khớp, có thể sử dụng lá tía tô trực tiếp trong bữa ăn.
7. Sử dụng giấm táo
Giấm táo giúp giảm acid uric trong máu
Thường xuyên sử dụng giấm táo giúp giảm đáng kể acid uric máu. Giấm táo chứa axit malic, giúp phá vỡ tinh thể muối urat và tăng cường đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, giảm cân và chống sưng viêm ở khớp.
8. Ăn củ cải trắng
Củ cải trắng giàu vitamin C, phospho, kẽm và không chứa nhân purin, nên nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.
9. Tránh xa stress
Căng thẳng, thói quen ngủ muộn, và thiếu vận động có thể tăng sưng viêm ở bệnh nhân gout và đặt cảnh báo khi acid uric tăng cao. Vì vậy, người bệnh nên thay đổi giờ sinh hoạt và giữ tinh thần thoải mái khi điều trị bệnh.
10. Giảm cân nếu đang thừa cân
Người béo phì có nguy cơ tăng acid uric trong máu, nên duy trì cân nặng khỏe mạnh và lựa chọn phương pháp tập thể dục thể thao điều độ và giảm ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ.
11. Dùng hạt cần tây
Uống hạt cần tây rất tốt cho sức khỏe
Hạt cần tây giúp giảm acid dư thừa chỉ sau 3-6 tuần mà không gây tác dụng phụ như thuốc tây, ức chế enzyme xanthin oxidase - một chất quan trọng trong sản xuất acid uric.
12. Chế độ ăn uống khoa học
Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều purin, chất đạm, và bổ sung các thực phẩm sữa ít béo, hạt và các loại rau củ sẽ giúp giảm acid uric máu nhanh hơn.
Một số lưu ý khi áp dụng cách hạ acid uric máu
Ngoài biện pháp giảm axit uric từ thực phẩm, các biện pháp tự nhiên, bạn cũng cần đặc biệt chú ý và hạn chế những thói quen không lành mạnh như:
- Hạn chế việc tiêu thụ rượu, bia, và các đồ uống chứa nhiều đường.
- Thận trọng khi sử dụng các loại thuốc giảm acid uric, bắt buộc phải tuân thủ liều lượng được chỉ định và tránh lạm dụng, vì có thể gây ra các tác dụng phụ như nóng sốt, nước tiểu lẫn máu, mẩn ngứa, phát ban, đau nhức cơ, và buồn ngủ.
- Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
- Kiểm tra thành phần của các loại thuốc và chất bổ sung có thể gây tích tụ acid uric trong máu, như aspirin, vitamin B3, thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế miễn dịch, và thuốc hóa trị. Khi sử dụng lâu dài, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Kiểm tra nồng độ insulin trong máu, vì mức đường trong máu cao có thể dẫn đến tích tụ acid uric.
- Thực hiện tập thể dục hàng ngày và chọn bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.
Trên đây là gợi ý 12 cách hạ acid uric nhanh nhất cho bạn tham khảo. Khi áp dụng các cách trên, đặc biệt là dùng thuốc giảm acid uric máu, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.
-
Thảo dược Kim ngân hoa – Nhất dược tiêu viêm trong Y học cổ truyền
-
Thuốc trị gút Allopurinol và những tác dụng phụ ít người biết
-
Triệu chứng bệnh gút mạn tính: Coi chừng tàn phế khớp vĩnh viễn
-
Bệnh giả gút là gì? Có nguy hiểm không? Có cần phải điều trị không? Giải đáp từ bác sĩ chuyên khoa
-
Nguyên nhân gây tăng acid uric máu và biện pháp điều trị mới nhất hiện nay
-
Ngũ gia bì là thảo dược có tác dụng mạnh gân cốt, khu phong hóa...
-
Cây Gắm, còn được biết đến với các tên gọi khác như dây mấu, vương...
-
Kim ngân hoa là thảo dược quý thường được dùng trong các bài thuốc kháng...
-
Khang Thống Linh là sản phẩm chăm sóc sức khỏe dành cho người có acid...
-
Công ty TNHH Dược phẩm Khang Linh đã nghiên cứu và phân phối trên thị...