Tổng hợp các nguyên nhân gây bệnh gout: Có thể bắt nguồn từ chế độ ăn uống
Tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh gout
Bệnh gout được xem là một dạng rối loạn chuyển hóa acid uric, thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Độ tuổi phổ biến mắc gout là ngoài 40 tuổi. Khi nồng độ acid uric tăng cao gây kết tinh monosodium urat sẽ dẫn đến các triệu chứng của gout.
Bệnh gout có 2 loại là gout cấp tính và gout mạn tính với dấu hiệu nhận biết như sau:
- Gout cấp tính: Người bệnh thường có cơn đau đột ngột xảy ra ở khớp, nhất là khớp ngón chân cái, khớp ngón tay, khớp vai, khớp gối. Viêm khớp với các triệu chứng sưng, đau, nóng đỏ thường kéo dài trong khoảng vài ngày đến 1 tuần, sau đó giảm cường độ cơn đau. Giai đoạn gout cấp tính có thể tái phát sau vài tuần cho đến vài tháng.
- Gout mãn tính: Hình thành khi xuất hiện các hạt tophi làm sưng, đau khớp kéo dài và liên tục trong nhiều ngày.
Các vị trí sưng đau khớp phổ biến khi mắc gout
Acid uric hình thành trong cơ thể từ các nguồn: Chuyển hóa purin từ thức ăn, purin từ các hóa chất trong cơ thể và purin từ đường nội sinh. Acid uric được hình thành trong máu, sau đó sẽ được đào thải thông qua đường nước tiểu. Nồng độ acid uric máu của người khỏe mạnh thường ở mức 5,0±1,0mg/dl ở nam giới và 4,0±1,0mg/dl ở nữ giới (tương đương <420μmol/l ở nam và <360μmol/l ở nữ).
Khi chỉ số acid uric trong máu tăng cao (>7mg/dl) sẽ khiến tinh thể monosodium urat hình thành và lắng đọng trong các mô ở khớp, dẫn đến bệnh gout. Ước tính khoảng 20 -30% nam giới trên 40 tuổi có chỉ số acid uric trong máu tăng cao, nhưng chỉ có khoảng 5% người tăng acid uric máu bị bệnh gout.
Những yếu tố nguy cơ dẫn đến tăng acid uric gây nên bệnh gout
Biến chứng nguy hiểm của bệnh gout: Ảnh hưởng Thận và Xương khớp
Bệnh gout được mệnh danh là căn bệnh của thời đại do tỷ lệ mắc đang ngày càng tăng cao. Bệnh gout nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng:
- Tổn thương thận:
Ước tính 20% bệnh nhân gout phải đối mặt với tình trạng tổn thương thận, trong đó phổ biến nhất là viêm cầu thận và viêm khe thận. Nguyên nhân là do khi nồng độ acid uric tăng cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tinh thể muối urat lắng đọng ở đường tiết niệu, dẫn đến sỏi thận, thận ứ mủ, ứ nước, suy thận,….
- Tổn thương khớp:
Viêm khớp là biến chứng phổ biến nhưng rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn. Viêm khớp do bệnh gout có thể kéo dài gây hủy hoại đầu xương, sụn khớp dẫn đến khó khăn trong đi lại, lâu dần có thể gây biến dạng khớp, tàn phế. Bệnh gout mãn tính gây hình thành hạt tophi ở quanh khớp gây chèn ép mạch máu. Hạt tophi cũng có thể vỡ ra tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, cắt cụt chi.
- Tăng nguy cơ tai biến:
Điều trị gout không đúng cách, sử dụng các loại thuốc Tây kéo dài có thể gây tai biến. Nguyên nhân là bởi các hạt tinh thể muối lắng đọng làm viêm mảng trong tim, viêm cơ tim, tổn thương van tim,…. Nếu các tinh thể muối lắng đọng trong mạch máu còn làm tăng xơ vữa động mạch, gây thương tổn mạch máu, tăng nguy cơ tai biến.
Cơ chế gây bệnh gout và những biến chứng nguy hiểm đến xương khớp, thận, tim mạch
Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout
Tăng acid uric trong máu tăng cao có thể do một số yếu tố như:
- Do cơ thể thiếu hụt enzym HGPRT bẩm sinh nên nồng độ acid uric máu tăng cao dẫn đến ảnh hưởng thần kinh, thận, khớp. Đây là thể bệnh rất hiếm gặp.
- Do ăn nhiều thực phẩm có purin như: Hải sản, thịt bò, thịt chó,….
- Uống nhiều rượu, bia, chất kích thích,….
- Do mắc bệnh bạch cầu mạn thể tủy, bệnh đa hồng cầu, bệnh Hodgkin, đa u tủy xương, bệnh sarcom hạch gây tăng thoái giáng purin nội sinh (phá hủy nhiều tế bào).
- Do mắc bệnh thận mạn, suy thận gây giảm thải acid uric qua thận.
Bệnh gout nếu không được điều trị đúng cách dẫn đến biến dạng khớp xương
Trên đây là tổng hợp những nguyên nhân gây bệnh gout. Để phòng tránh bệnh gout, bạn nên:
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả.
- Uống nhiều nước để tăng bài tiết acid uric qua đường nước tiểu.
- Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa purin cao.
- Không nên dùng thuốc ức chế bài tiết, hoặc tăng tái hấp thụ acid uric ở ống thận.
- Tránh làm việc quá sức, thức khuya, stress.
- Vận động cơ thể nhẹ nhàng để các khớp dẻo dai, linh hoạt.
-
Thảo dược Kim ngân hoa – Nhất dược tiêu viêm trong Y học cổ truyền
-
Thuốc trị gút Allopurinol và những tác dụng phụ ít người biết
-
Triệu chứng bệnh gút mạn tính: Coi chừng tàn phế khớp vĩnh viễn
-
Bệnh giả gút là gì? Có nguy hiểm không? Có cần phải điều trị không? Giải đáp từ bác sĩ chuyên khoa
-
Nguyên nhân gây tăng acid uric máu và biện pháp điều trị mới nhất hiện nay
-
Ngũ gia bì là thảo dược có tác dụng mạnh gân cốt, khu phong hóa...
-
Cây Gắm, còn được biết đến với các tên gọi khác như dây mấu, vương...
-
Kim ngân hoa là thảo dược quý thường được dùng trong các bài thuốc kháng...
-
Khang Thống Linh là sản phẩm chăm sóc sức khỏe dành cho người có acid...
-
Công ty TNHH Dược phẩm Khang Linh đã nghiên cứu và phân phối trên thị...