Thuốc chữa gout cấp: Điểm danh công dụng và tác dụng phụ của các thuốc Tây

Cơn gout cấp thường khởi phát vào ban đêm với cường độ đau dữ dội, khiến người bệnh mệt mỏi, vận động khó khăn. Hầu hết các bệnh nhân đều sử dụng thuốc Tây chữa gout cấp mà chưa hiểu rõ về những tác dụng phụ khi dùng lâu dài. Bài viết tổng hợp ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, giúp bạn hiểu rõ hơn về cách điều trị bệnh gout giai đoạn cấp tính bằng thuốc Tây.

Cơn gút cấp: Gây đau khớp dữ dội

Bệnh gout là một loại rối loạn chuyển hóa gây tăng nồng độ acid uric trong máu. Lượng acid uric tích tụ trong các khớp xương trong thời gian dài sẽ dẫn đến hình thành tinh thể muối urat, gây ra tình trạng viêm nhiễm, sưng và đau đớn dữ dội. Bệnh gout thường gây đau ở khớp ngón chân, sau đó lan rộng đến khớp cổ chân, bàn chân, đầu gối và khớp tay.

Khi mới khởi phát, cơn gout cấp thường có thể tự giảm đi sau vài ngày đến vài tuần. Ban đầu, các cơn gout cấp thường xuyên xảy ra ít, có thể chỉ vài lần mỗi năm. Sau đó, chúng có thể trở nên tái phát, xuất hiện nhiều lần trong một năm. Cơn gút cấp không được điều trị sẽ dẫn đến hạt Tophi hình thành trong khớp, dẫn đến phá hủy khớp.

Thuốc chữa gout cấp

Cơn gút cấp gây đau nhức, khó chịu

Thuốc Tây chữa gút cấp: Công dụng và tác dụng phụ thường gặp

Các triệu chứng sưng và đau thường đạt đỉnh sau 6-12 giờ từ khi cơn gout cấp bắt đầu. Trong khoảng thời gian này, việc sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm hoặc corticosteroid ngắn hạn thường mang lại hiệu quả chỉ trong vòng 1 giờ sau khi uống.

Dưới đây là một số loại thuốc thường được bác sĩ đề xuất cho bệnh nhân:

1. Thuốc giảm đau kháng viêm không chứa Steroid (NSAID)

Thuốc chữa gout cấp

Các loại thuốc chống viêm không chứa Steroid thông dụng

- Công dụng: Thuốc chống viêm không chứa Steroid được sử dụng rộng rãi trong điều trị các cơn đau do sưng và viêm trong vòng 24 giờ.

- Đối tượng sử dụng: Các thuốc này phù hợp cho người bệnh dưới 60 tuổi và không có bệnh lý ở thận, tim mạch hoặc đường tiêu hóa.

- Tác dụng phụ: Lạm dụng các loại thuốc NSAID như mobic, indomethacin, meloxicam, felden,... có thể gây biến chứng nghiêm trọng như viêm loét dạ dày, suy thận hoặc các vấn đề tim mạch. Aspirin, một loại thuốc giảm đau, kháng viêm không chứa steroid, trước đây thường được sử dụng cho các bệnh về khớp. Tuy nhiên, việc sử dụng Aspirin liều thấp cũng là một trong những nguyên nhân gây ra gout thứ phát. Vì các loại thuốc NSAID khác hiệu quả hơn, Aspirin ít được sử dụng trong điều trị gout. Vì vậy, khi sử dụng các loại thuốc này cần tuân thủ theo chỉ định chi tiết của bác sĩ.

2. Thuốc giảm đau gout cấp Colchicin

Thuốc chữa gout cấp

Thuốc giảm đau Colchicin 

- Công dụng: Nếu có chống chỉ định sử dụng NSAID, bác sĩ có thể khuyến nghị Colchicin là một lựa chọn thay thế. Colchicin, thường được sử dụng với liều thấp để điều trị gout mãn tính, cũng có thể được dùng với liều cao để kiểm soát cơn đau gout cấp tính.

- Tác dụng phụ: Thuốc này đạt hiệu quả cao nhất trong vòng 12 giờ sau khi sử dụng, nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như ngộ độc ở liều cao, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy,...

- Lưu ý: Tổng liều Colchicin trong ngày đầu tiên không nên vượt quá 1,8mg, và nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ nặng nề. Bệnh nhân cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng Colchicin nếu có suy giảm chức năng gan, thận hoặc đang sử dụng các thuốc có thể tương tác gây hại.

3. Thuốc giảm đau Corticosteroid

Thuốc chữa gout cấp

Thuốc giảm đau Corticosteroid dạng viên uống

- Công dụng: Các dạng thuốc như: Prednisone, Dexamethasone, hay Solu medrol được bác sĩ đề xuất để điều trị bệnh gout, đặc biệt là khi Steroid và Colchicin không mang lại kết quả mong muốn. Bệnh nhân có thể sử dụng Corticosteroid dạng viên uống hoặc tiêm trực tiếp vào các khớp viêm để giảm đau nhanh chóng.

- Tác dụng phụ: Hiệu quả của thuốc thường xuất hiện nhanh chóng, nhưng việc sử dụng nên được hướng dẫn bởi bác sĩ, với liều lượng giảm dần trong khoảng 7-10 ngày. Bệnh nhân có vấn đề về viêm loét dạ dày không nên sử dụng loại thuốc này.

- Lưu ý: Corticosteroid đường uống cũng đạt hiệu quả tương tự những loại thuốc khác. Tuy nhiên, chúng không được ưu tiên như NSAID và Colchicin đối với những bệnh nhân thường xuyên tái phát cơn gout cấp (để tránh nguy cơ sử dụng quá mức theo thời gian). Ngoài ra, bác sĩ cũng cân nhắc trước khi kê đơn cho những bệnh nhân có các yếu tố rủi ro như tiểu đường, nhiễm trùng, hoặc đã phẫu thuật gần đây.

Trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với liệu pháp đơn lẻ trong điều trị gout cấp, bác sĩ có thể kết hợp thuốc NSAID với Corticosteroid đường uống, tiêm trực tiếp vào khớp hoặc với Colchicin.

4. Thuốc giảm đau gout cấp Corticoid

Thuốc chữa gout cấp

Thuốc Corticoid được ví như "con dao 2 lưỡi"

- Công dụng: Đây là loại thuốc giảm đau có tác dụng giảm sưng và viêm nhanh chóng. Tuy nhiên, nó đồng thời cũng ức chế quá trình bài tiết acid uric ở thận, làm tăng nghiêm trọng tình trạng bệnh gout.

- Tác dụng phụ: Loại thuốc này, khi sử dụng lâu dài, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tăng huyết áp, đục thủy tinh thể và tiểu đường.

Lưu ý quan trọng khi dùng thuốc Tây chữa gout cấp

Các loại thuốc giảm đau trên đều mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị cơn gout cấp và giảm các đợt tái bùng phát. Tuy nhiên, không có một loại thuốc cụ thể nào được coi là tối ưu cho mọi bệnh nhân.

Quyết định về lựa chọn thuốc điều trị gout thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

- Tiền sử bệnh lý của bệnh nhân: Bác sĩ cần cân nhắc yếu tố tiền sử bệnh lý, các loại thuốc đang sử dụng, tình trạng nhiễm trùng, dị ứng, thai kỳ hoặc cho con bú,… để kê đơn thuốc phù hợp nhất.

- Tiền sử mắc bệnh gout: Tần suất tái phát các đợt cơn gout cấp, phản ứng với các phương pháp điều trị trước đó.

- Đặc điểm của cơn gout cấp: Thời gian kéo dài của cơn, các triệu chứng khác nhau, số lượng khớp bị ảnh hưởng.

Việc trao đổi thông tin với bác sĩ về triệu chứng, tình trạng sức khỏe và thuốc đang sử dụng là quan trọng. Mỗi cơn gout có thể khác nhau, nên lựa chọn thuốc giảm đau cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

Gợi ý biện pháp giảm đau gout cấp tính không dùng thuốc

Ngoài việc áp dụng các loại thuốc đã được đề cập, người bệnh cũng nên xem xét một số biện pháp hỗ trợ giảm đau như sau:

- Chườm đá lạnh: Chườm đá lạnh lên các khớp bị sưng tấy để giảm cảm giác khó chịu và đau nhức, đặc biệt là khi xuất hiện sưng nóng.

- Tập nâng cao khớp: Nâng cao các khớp bị sưng lên để giảm áp lực của cơ thể lên chúng, giúp giảm nguy cơ kích thích và làm tổn thương các khớp.

Sử dụng thuốc giảm đau gout cấp chỉ giải quyết một phần vấn đề mà không thể chữa trị hoàn toàn. Trong một số trường hợp, việc áp dụng liệu pháp ngắn hạn để kiểm soát tình trạng viêm, kết hợp với thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp kiểm soát nồng độ acid uric trong máu và ngăn ngừa cơn gout cấp bùng phát trong tương lai.

Để mau bình phục và giảm nguy cơ tái phát cơn gout cấp, bệnh nhân nên:

- Tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị và duy trì chế độ ăn uống hợp lý. Hạn chế các thực phẩm gây tái phát như nội tạng động vật, thịt đỏ, hải sản, tôm, cua, rượu, bia,…

- Thực hiện kiểm tra định kỳ nồng độ acid uric máu và điều trị phù hợp theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Bệnh gout phổ biến ở Việt Nam, mang lại nhiều đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân. Người bệnh cần nhớ không tự ý sử dụng các thuốc chữa gout cấp mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh biến chứng và tác dụng phụ nguy hiểm.

ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất