Tăng acid uric máu: Chưa đủ điều kiện để kết luận bị gout
Vì sao tăng acid uric máu chưa chắc đã bị gout?
Gout là bệnh viêm khớp phát sinh do sự rối loạn chuyển hóa, khiến cho tinh thể urat tích tụ trong khớp xảy ra do tăng acid uric trong máu. Tuy nhiên, không phải ai cũng có tăng acid uric máu đều phải chịu bệnh gout.
Bình thường, nồng độ acid uric trong máu được duy trì ổn định ở mức dưới 7,0 mg/dl (420 micromol/l) thông qua sự cân bằng giữa quá trình tổng hợp và đào thải. Bất kỳ sự mất cân bằng nào trong hai quá trình này, như tăng tổng hợp hoặc giảm đào thải acid uric đều có thể dẫn đến tăng acid uric trong máu. Tăng acid uric máu được xác định khi nồng độ acid uric vượt qua giới hạn bình thường, thường là trên 7,0 mg/dl cho nam giới (hoặc trên 420 micromol/l) và trên 6,0 mg/l cho phụ nữ (hoặc trên 360 micromol/l).
Nhiều người cho rằng bất kỳ tăng acid uric nào trong máu cũng là dấu hiệu của bệnh gout và cần điều trị ngay lập tức. Điều này là không chính xác vì chỉ khi tăng acid uric máu đi kèm với sự lắng đọng và gây tổn thương ở các khớp mới có thể chẩn đoán là bệnh gout.
Lắng đọng acid uric trong khớp dẫn đến tinh thể muối urat gây đau khớp
Phương pháp chẩn đoán bệnh gout mới nhất hiện nay
Chẩn đoán bệnh gout theo tiêu chuẩn Bennett và Wood được thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn sau:
1. Phát hiện tinh thể urat trong dịch khớp hoặc trong các hạt Tophi.
2. Có ít nhất 2 trong các tiêu chuẩn sau:
- Tiền sử hoặc hiện tại có ít nhất 2 đợt viêm đau của một khớp, xuất hiện đột ngột, đau dữ dội, và hoàn toàn giảm trong vòng hai tuần.
- Tiền sử hoặc hiện tại có viêm đau khớp bàn ngón chân cái, với các tính chất như trên.
- Phát hiện hạt Tophi.
- Đáp ứng tích cực với colchicin (giảm viêm và đau trong vòng 48 giờ) trong tiền sử hoặc hiện tại.
Chẩn đoán bệnh gout được xác định khi có tiêu chuẩn 1 hoặc có ít nhất 2 yếu tố của tiêu chuẩn 2.
Nên lưu ý rằng tăng acid uric máu không phải lúc nào cũng là yếu tố quyết định trong việc chẩn đoán bệnh gout. Thậm chí, có trường hợp bệnh nhân mắc bệnh gout mà nồng độ acid uric trong máu vẫn thấp hơn bình thường. Mặc dù các nghiên cứu chỉ ra rằng tăng acid uric máu là một trong những yếu tố nguy cơ rõ ràng cho việc phát triển bệnh gout, nhưng cũng có nhiều trường hợp mà tăng acid uric máu không gây ra triệu chứng gout. Các trường hợp như vậy thường được gọi là "tăng acid uric máu không có triệu chứng".
Hạt Tophi phát triển to về kích cỡ gây biến chứng khớp
Nguyên nhân nào gây tăng acid uric máu?
Câu hỏi cần đặt ra là nguyên nhân gây ra tình trạng tăng acid uric máu là gì và khi nào cần phải điều trị tình trạng tăng acid uric máu không triệu chứng.
Có một số nguyên nhân chính gây tăng acid uric máu như sau:
- Do suy giảm khả năng bài tiết acid uric ở thận: Đây là nhóm phổ biến nhất, đặc biệt là khi ăn nhiều thức ăn chứa purin và tiêu thụ rượu. Điều này thường có liên quan đến yếu tố gia đình và thường bắt nguồn từ việc tiêu thụ rượu quá mức.
- Do tăng sản xuất acid uric nguyên phát (bẩm sinh): Đây là nhóm hiếm gặp, thường do các biến đổi gen liên quan đến enzym, bao gồm việc thiếu hoàn toàn hoặc một phần enzym hypoxanthine guanine phosphoribosyl transferase (HGPRT), hoặc tăng hoạt tính của enzym phosphoribosyl pyrophosphate (PRPP).
- Do tăng acid uric thứ phát: Đây là nhóm có tỷ lệ cao, thường gây ra do tăng sản xuất acid uric hoặc giảm bài tiết acid uric ở thận. Nguyên nhân bao gồm tiêu thụ nhiều thức ăn chứa purin, tiêu thụ nhiều rượu, hoặc do các bệnh như đa u tủy xương, bệnh bạch cầu, vẩy nến và các điều kiện khác.
- Do sử dụng thuốc: Một trong những nguyên nhân gây giảm bài tiết acid uric là sử dụng các loại thuốc như aspirin, phenylbutazone, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị lao và một số loại thuốc khác.
Nguyên nhân gây tăng acid uric máu
Biện pháp điều trị tăng acid uric máu hỗ trợ cải thiện triệu chứng của gout
Lợi ích của việc điều trị tăng acid uric máu ở những bệnh nhân đã từng mắc cơn gout đã được chứng minh rõ ràng. Điều này giúp hạn chế và ngăn chặn tái phát cơn gout cũng như ngăn chuyển đổi của bệnh thành gout mạn tính, hạt Tophi, sỏi thận và suy thận do gout.
Nguyên tắc khi điều trị tăng acid uric như sau:
- Chỉ sử dụng thuốc khi nồng độ acid uric máu cao hơn mức 10-12mg/dl (khoảng 700 micromol/l) hoặc khi có sự sản xuất acid uric cấp tính, như trong điều trị hóa trị liệu trong bệnh ung thư gây hủy tế bào nhiều.
- Có thể sử dụng liệu pháp dự phòng tăng acid uric máu trong những trường hợp dự đoán sẽ có tăng acid uric nhiều cấp tính. Lợi ích chính của điều này là tránh được tình trạng suy thận cấp do tăng lắng đọng tinh thể urat ở ống thận.
- Thuốc lựa chọn hàng đầu trong các trường hợp này là thuốc ức chế xanthine oxidase như allopurinol (Zyloric), tisopurine (Thiopurinol) hoặc thuốc tiêu acid uric như enzym uricase (Uricozym).
- Các trường hợp nên xét nghiệm thường xuyên bao gồm tình trạng tăng acid uric máu trên 10 mg/dl mà kháng với các biện pháp điều chỉnh chế độ ăn uống, hoặc có tiền sử gia đình về gout, sỏi thận kèm tăng acid uric máu, hoặc có dấu hiệu tổn thương thận.
- Tất cả các trường hợp tăng acid uric máu không có triệu chứng khác ở mức độ trung bình (dưới 10mg/dl) cần tuân theo các chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý như với các bệnh nhân bị gout mà chưa cần dùng thuốc hạ acid uric máu.
Như vậy, tăng aicd uric máu đơn thuần không thể chẩn đoán mắc gout. Bạn đang có tỷ lệ acid uric máu cao nên duy trì chế độ ăn uống hạn chế tối đa thực phẩm giàu purin để ngăn chặn nguy cơ tái phát cơn gút cấp.
-
Thảo dược Kim ngân hoa – Nhất dược tiêu viêm trong Y học cổ truyền
-
Thuốc trị gút Allopurinol và những tác dụng phụ ít người biết
-
Triệu chứng bệnh gút mạn tính: Coi chừng tàn phế khớp vĩnh viễn
-
Bệnh giả gút là gì? Có nguy hiểm không? Có cần phải điều trị không? Giải đáp từ bác sĩ chuyên khoa
-
Nguyên nhân gây tăng acid uric máu và biện pháp điều trị mới nhất hiện nay
-
Ngũ gia bì là thảo dược có tác dụng mạnh gân cốt, khu phong hóa...
-
Cây Gắm, còn được biết đến với các tên gọi khác như dây mấu, vương...
-
Kim ngân hoa là thảo dược quý thường được dùng trong các bài thuốc kháng...
-
Khang Thống Linh là sản phẩm chăm sóc sức khỏe dành cho người có acid...
-
Công ty TNHH Dược phẩm Khang Linh đã nghiên cứu và phân phối trên thị...