Tác dụng chữa gút của cao gắm: Sự thật hay chỉ là tin đồn?
Cao gắm là gì?
Cao gắm là một dạng cao được nấu cô đặc từ cây gắm – dược liệu phổ biến tại vùng Tây Bắc Việt Nam. Cây gắm, hay còn gọi là cây dây mấu, dây sót, vương tôn, là một loại cây leo mọc hoang. Thân cây dài khoảng 10 đến 12 mét nhưng sống kí sinh cùng với các loại cây khác. Trên thân cây xuất hiện nhiều nốt sùi, có kích thước lớn và thường phình to tại các đốt. Lá cây gắm có hình trái xoan hoặc thuôn dài, mọc đối xứng, mặt trên nhẵn. Hoa gắm mọc thành dạng nón giữa các lá, hoa đực và hoa cái mọc ở các gốc khác nhau. Chu kỳ ra hoa thường diễn ra từ tháng 6 đến tháng 8, và quả chín vào khoảng tháng 10 đến tháng 12. Quả cây gắm có cuống ngắn, khi chín có màu vàng, và hạt to.
Hình ảnh dược liệu cây gắm trong tự nhiên
Phần thân và rễ của cây gắm thường được dùng để làm thuốc. Ngoài ra, hạt của cây cũng có thể được sử dụng trong ẩm thực hoặc để xoa bóp giảm đau nhức cơ. Thân và rễ cây gắm có thể thu hái quanh năm, sau đó được rửa sạch, thái lát mỏng và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
Cao gắm có mang lại hiệu quả trị gút không?
Y học cổ truyền đánh giá cao tác dụng của cao gắm đối với người bị gút:
- Hỗ trợ giảm acid uric máu: Acid uric cao có thể dẫn đến ứ đọng, viêm khớp, sưng kẽ khớp, và đau nhức. Cao gắm giúp kiểm soát nồng độ acid uric, có tác dụng giảm viêm, và hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả.
- Giảm đau khớp: Cao gắm chứa các hoạt chất có tác dụng kháng viêm và giảm đau. Khi sử dụng kết hợp với các liệu pháp điều trị gút sẽ giúp tăng hiệu quả giảm đau, không gây biến chứng.
- Tăng cường chức năng thận: Thành phần của cao gắm được cô đọng từ cây gắm, giúp bồi bổ gan thận, hỗ trợ đào thải acid uric qua đường tiểu.
Cao gắm mang lại hiệu quả đa chiều trong việc hỗ trợ điều tị gút siêu hiệu quả.
Quá trình nấu cao gắm trải qua nhiều công đoạn
Hướng dẫn sử dụng cao gắm trị gút hiệu quả
Cao gắm mang lại nhiều lợi ích cho những người phải đối mặt với bệnh gút và đau nhức xương khớp. Dưới đây là một số cách sử dụng cao gắm hiệu quả nhất:
1. Uống trà cao gắm
Uống trà cao gắm mỗi ngày giúp ngăn ngừa đau gút cấp
Bạn hãy chuẩn bị 300ml nước sôi, thái nhỏ khoảng 5g đến 10g cao gắm rồi khuấy đều. Khi
Cho lượng cao trên vào cốc nước sôi, khuấy đều cho tan hết. Bạn uống hỗn hợp này khi còn ấm.
2. Uống rượu cao gắm
Bạn cắt lát 300g cao gắm với 1 lít rượu trắng rồi đem ngâm trong vòng 1 tháng. Sau đó, lấy rượu ra uống, mỗi lần khoảng 15 – 20ml, mỗi ngày uống 2 – 3 lần.
Lưu ý khi sử dụng phương pháp ngâm rượu, cần tuân thủ liều lượng khuyến cáo và không lạm dụng để tránh tác dụng ngược và duy trì hiệu quả tích cực của cao gắm.
Trên đây là một số tách dụng chữa gút của cao gắm và các bài thuốc thông dụng thường dùng. Khi uống Cao gắm, người bệnh cũng cần chú ý hạn chế ăn thịt đỏ, hải sản, không uống rượu bia kết hợp với tập luyện thể dục thể thao vừa sức để tăng cường đào thải tối đa acid uric máu, làm giảm đau nhức, sưng đỏ khớp.
-
Thảo dược Kim ngân hoa – Nhất dược tiêu viêm trong Y học cổ truyền
-
Thuốc trị gút Allopurinol và những tác dụng phụ ít người biết
-
Triệu chứng bệnh gút mạn tính: Coi chừng tàn phế khớp vĩnh viễn
-
Bệnh giả gút là gì? Có nguy hiểm không? Có cần phải điều trị không? Giải đáp từ bác sĩ chuyên khoa
-
Nguyên nhân gây tăng acid uric máu và biện pháp điều trị mới nhất hiện nay
-
Ngũ gia bì là thảo dược có tác dụng mạnh gân cốt, khu phong hóa...
-
Cây Gắm, còn được biết đến với các tên gọi khác như dây mấu, vương...
-
Kim ngân hoa là thảo dược quý thường được dùng trong các bài thuốc kháng...
-
Khang Thống Linh là sản phẩm chăm sóc sức khỏe dành cho người có acid...
-
Công ty TNHH Dược phẩm Khang Linh đã nghiên cứu và phân phối trên thị...