Purin là gì? Tìm hiểu mối liên hệ giữa thực phẩm giàu purin và gout

Purin là gì? Vì sao thực phẩm giàu purin là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh gout? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về purin và những bí quyết phòng ngừa bệnh gout hiệu quả nhất.

Giải đáp: Purin là gì? Có bao nhiêu loại purin?

Purin thực chất là một loại hợp chất hóa học phổ biến được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống. Nó tồn tại trong hầu hết các loại thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ hàng ngày, như tôm, cua, hải sản, thịt bò, thịt cừu...

Trong cơ thể người, purin được chia thành hai loại chính:

- Purin nội sinh: Đây là kết quả của quá trình chuyển hóa acid nucleotid trong cơ thể.

- Purin ngoại sinh: Đây là lượng purin từ bên ngoài đưa vào cơ thể thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Mỗi loại thực phẩm chứa một hàm lượng purin khác nhau, do đó, lượng purin ngoại sinh có thể biến đổi tùy thuộc vào chế độ ăn uống của mỗi người.

Purin là gì?

Công thức hóa học của purin

Dựa trên hàm lượng purin, thực phẩm có thể được chia thành ba nhóm chính:

- Nhóm có hàm lượng purin cao (>150mg purin/100g): Bao gồm thịt thú rừng, nội tạng động vật, thịt lên men, mực, tôm, cua, ghẹ...

- Nhóm có hàm lượng purin trung bình (50 – 150mg purin/100g): Gồm thịt gia cầm, nấm, măng, hạt lạc, cá, hàu, vẹm, ngũ cốc nguyên hạt...

- Nhóm có hàm lượng purin thấp (>50mg purin/100g): Bao gồm rau xanh, sữa đậu nành, trái cây...

Purin được tìm thấy trong DNA và RNA, đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều chỉnh các loại tế bào khác nhau và điều hòa chức năng gen tế bào. Ngoài ra, purin cũng là thành phần của một số phân tử sinh học khác và có tác động trực tiếp lên các chất dẫn truyền thần kinh.

Chức năng của purin có mối liên kết chặt chẽ với một chất khác được gọi là acid uric. Trong cơ thể, purin sẽ được gan phân hủy và chuyển hóa thành acid uric. Acid uric được giải phóng vào máu và chủ yếu được bài tiết qua đường nước tiểu.

Acid uric có vai trò kích thích hoạt động của não bộ, giúp cải thiện hiệu suất hoạt động của não. Ngoài ra, acid uric cũng đóng vai trò như một chất chống oxi hóa trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu hàm lượng acid uric vượt quá mức cho phép, điều này có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe. Sự tăng acid uric trong máu có thể gây ra một số bệnh, trong đó có gout.

Vì sao rối loạn chuyển hóa purin là nguyên nhân gây gout?

Bệnh gout là tình trạng tăng acid uric có mối liên hệ trực tiếp với việc chuyển hóa purin trong cơ thể. Các purin ngoại sinh khi nhập vào cơ thể sẽ trải qua quá trình chuyển hóa tại gan, tạo thành acid uric. Hợp chất acid uric này sau đó được giải phóng vào máu, và sau cùng được lọc bởi thận và bài tiết qua nước tiểu.

Nếu lượng acid uric được sản sinh không được loại bỏ hết khỏi cơ thể, vì một nguyên nhân nào đó mà nó tích tụ trong máu trong thời gian dài. Hợp chất này sẽ kết tinh thành các tinh thể muối urat, lắng đọng vào xung quanh các khớp, gây ra tình trạng viêm khớp, đau khớp được gọi là bệnh gout.

Purin là gì?

Rối loạn chuyển hóa purin làm tăng acid uric máu dẫn đến gout

Giảm bớt thực phẩm giàu purin: Cải thiện và phòng ngừa bệnh gout

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người mắc gout hoặc người có chỉ số acid uric cao nên hạn chế các thực phẩm giàu purin như:

- Thịt bò: Ngoài chứa đạm, thịt bò còn là nguồn giàu sắt và vitamin B có lợi cho quá trình tạo máu và chuyển hóa năng lượng. Tuy nhiên, tương tự như thịt lợn, thịt bò cũng giàu chất béo bão hòa và purin. Do đó, người mắc bệnh gout cần kiểm soát lượng thịt bò trong chế độ ăn hàng ngày.

- Nội tạng động vật: Adenine và guanine là hai dẫn xuất purin phổ biến, chiếm 59.3 – 90.7% tổng hàm lượng purin trong nội tạng động vật. Do đó, nội tạng động vật được xem là thực phẩm cần hạn chế tiêu thụ đối với người mắc bệnh gout.

- Hàu: Hàu là một trong những loại hải sản có hàm lượng purin rất cao. Theo nghiên cứu dinh dưỡng, hàu chứa 184.5mg purin/100g. Vì vậy, người mắc bệnh gout cần cẩn trọng khi tiêu thụ hàu để tránh tình trạng cơn đau gout bùng phát.

- Cua: Cua là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100g cua đồng chứa 2g glucid, 12.3g protid, 1.040mg canxi cùng với vitamin B1, B2, B6...

- Măng và nấm: Hàm lượng purin có trong măng và nấm cũng ở mức cao. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế ăn.

Purin là gì?

Nhóm thực phẩm giàu purin người mắc gout không nên ăn

Để phòng ngừa bệnh gout, người bệnh cần chú ý đến thực đơn ăn uống hàng ngày của mình. Bằng cách hạn chế tiêu thụ những thực phẩm giàu purin như đã đề cập ở trên, thay vào đó là tập trung vào những thực phẩm ít purin như sau:

- Rau lá xanh và rau củ: Đây là nguồn thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, rất có lợi cho sức khỏe.

- Trái cây có múi (cam, bưởi, quýt...): Chúng giàu vitamin C giúp cơ thể loại bỏ axit uric ra khỏi cơ thể.

- Thịt trắng (cá, thịt gà...): Là nguồn thực phẩm có hàm lượng protein cao nhưng chứa rất ít purin, giúp ngăn chặn quá trình tạo ra axit uric.

- Trứng: Bổ sung vitamin B và protein, giúp giảm tình trạng viêm khớp.

- Dầu oliu, dầu gấc, dầu thực vật: Chứa chất béo tốt, hỗ trợ chống viêm khớp, giảm axit uric, và ngăn ngừa bệnh gout.

- Uống đủ nước: Khoảng 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày tùy thuộc vào cân nặng, giới tính, và tuổi tác. Ưu tiên sử dụng nước lọc hoặc nước ép anh đào giúp giảm axit uric trong máu.

Nội dung bài viết đã giúp bạn tìm hiểu purin là gì và mối liên hệ giữa purin và bệnh gout. Purin là hoạt chất có mặt trong nhiều thực phẩm và đồ uống hàng ngày. Mặc dù quan trọng đối với quá trình chuyển hóa của cơ thể, nhưng việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp là cần thiết để tránh tích trữ acid uric trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh gout cũng như sỏi thận. Vì vậy, người đang có acid uric trong máu tăng cao hoặc đang mắc gout nên hạn chế ăn thực phẩm giàu purin.

ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất