Phân biệt bệnh gout và giả gout: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Phân biệt nguyên nhân gây gout và giả gout
Bệnh gout và giả gout đều là bệnh lý gây viêm, sưng và đau khớp. Trong đó:
- Nguyên nhân gây gout: Là do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong cơ thể dẫn đến tăng acid uric trong máu, dẫn đến tích tụ muối urat trong khớp, làm sưng đau khớp.
- Nguyên nhân gây giả gout: Là do lắng đọng canxi pyrophosphate dạng tinh thể gây nên đau khớp.
Vị trí sưng đau:
- Bệnh gout: Chủ yếu khởi phát đau và sưng nhiều ở ngón chân cái, sau đó lan rộng lên đầu gối, cổ tay, mắt cá, khớp ngón tay,….
- Giả gout: Đau nhiều ở đầu gối, sau đó dẫn đến sưng đau ở mắt cá chân, cổ chân, hông, tay, vai, khuỷu tay,…..
Triệu chứng của gout và giả gout còn rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như: Hội chứng ống cổ tay, viêm khớp truyền nhiễm, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp.
Phân biệt dấu hiệu bệnh gút và giả gút
Phân biệt triệu chứng bệnh gout và giả gout
Triệu chứng bệnh gout và giả gout giống nhau là do cả hai đều gây đau đột ngột ở khớp và có thể xuất hiện cùng với các chấn thương nhỏ ở vùng khuỷu tay, đầu gối, ngón chân với các biểu hiện như sau:
- Sưng tấy.
- Cơn đau khớp đột ngột, dữ dội.
- Đỏ khớp.
- Cảm thấy nóng tại vị trí khớp bị đau.
Trong đó, đặc điểm cơn đau do gout:
- Thường xuất hiện bất ngờ, mạnh mẽ và ngày càng trở nên nặng nề, có thể kéo dài liên tục trong khoảng 12 giờ. Sau vài ngày, các triệu chứng này dần giảm đi và hoàn toàn biến mất trong khoảng 1 tuần đến 10 ngày.
- Khi cơn đau gout qua đi, khoảng 60% bệnh nhân sẽ trải qua ít nhất một lần tái phát trong vòng 1 năm, đặc biệt là trong trường hợp của gout mãn tính, khi cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn.
Các triệu chứng sưng đau do gút
Cơn đau do bệnh giả gout:
- Thường khởi phát cũng đột ngột theo đợt, tuy nhiên, cơn đau không trải qua sự thay đổi hoặc trầm trọng theo thời gian. Mỗi đợt khởi phát của giả gout có thể gây ra đau kéo dài từ vài ngày đến nhiều tuần.
- Các triệu chứng đau từ giả gout đôi khi có thể giống với viêm khớp dạng thấp hoặc viêm xương khớp, tạo ra sự khó khăn trong việc đưa ra chẩn đoán chính xác.
Biện pháp chẩn đoán bệnh gout và giả gout
Triệu chứng của gout và giả gout tương đối giống nhau nên không thể qua thông tin này để chẩn đoán phân biệt bệnh. Xét nghiệm máu là phương pháp chính xác và đơn giản để kiểm tra nồng độ acid uric trong máu của bạn có cao hay không để chẩn đoán bệnh gout.
- Xét nghiệm máu để chẩn đoán giả gout sẽ kiểm tra các thông tin sau: Nồng độ Hormone tuyến giáp, nồng độ sắt trong máu, nồng độ khoáng chất trong máu (phosphor, magie, canxi, phosphatase).
- Để chẩn đoán tình trạng tổn thương, sưng đau các khớp, chụp X-quang là kỹ thuật hình ảnh thường áp dụng. Hình ảnh chân thực cho thấy vị trí, mức độ tổn thương và cũng giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân. Nếu nghi ngờ bệnh giả gout, một lượng dịch khớp có thể được lấy từ khớp đau để kiểm tra nhiễm trùng hay sự xuất hiện của tinh thể gây bệnh. Tinh thể gout khi nhìn bằng kính hiển vi sẽ có hình kim, còn bệnh giả gout là hình chữ nhật giống như những viên gạch nhỏ.
Bệnh giả gút khiến người bệnh đau đớn, khó chịu ở khớp
Điều trị gout và giả gout như thế nào?
Điều trị gout và giả gout theo Tây y chú trọng ngăn ngừa tổn thương khớp và giảm triệu chứng là mục tiêu chính, ngoài ra kết hợp ngăn ngừa tái phát bảo vệ hệ xương khớp.
1. Điều trị gout
Phương pháp điều trị chính hiệu quả với bệnh gout là giảm nồng độ acid uric trong máu, từ đó sẽ giảm hình thành tinh thể kim loại trong các khớp. Các thuốc thường dùng trong điều trị gout bao gồm: chất ức chế xanthine oxidase (Uloric, Aloprim, Zyloprim, Lopurin) và Uricosurics (Zurampic, probalan).
2. Điều trị giả gout
Hút dịch khớp và thay thế là biện pháp duy nhất để loại bỏ tinh thể canxi, tuy nhiên bệnh có thể tái phát. Ngoài phẫu thuật, bệnh nhân có thể được điều trị bằng thuốc kiểm soát triệu chứng, bao gồm thuốc chống viêm và giảm đau. Các thuốc điều trị triệu chứng giả gout thường chỉ định gồm: Thuốc chống viêm corticosteroid, thuốc giảm đau colchicine, thuốc methotrexate, thuốc chống viêm không steroid.
Tuy nhiên các thuốc này không loại bỏ tinh thể và không trị dứt điểm cơn đau giả gout, bệnh nhân có thể phải phẫu thuật nếu gặp phải tổn thương xương khớp nghiêm trọng. Ngoài ra, vật lý trị liệu sẽ giúp bệnh nhân giả gout giữ được các khớp khỏe mạnh và linh hoạt.
Bài viết đã giúp bạn phân biệt bệnh gout và giả gout qua nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. Nếu có triệu chứng sưng đau khớp nghi ngờ, hãy tới bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
-
Thảo dược Kim ngân hoa – Nhất dược tiêu viêm trong Y học cổ truyền
-
Thuốc trị gút Allopurinol và những tác dụng phụ ít người biết
-
Triệu chứng bệnh gút mạn tính: Coi chừng tàn phế khớp vĩnh viễn
-
Bệnh giả gút là gì? Có nguy hiểm không? Có cần phải điều trị không? Giải đáp từ bác sĩ chuyên khoa
-
Nguyên nhân gây tăng acid uric máu và biện pháp điều trị mới nhất hiện nay
-
Ngũ gia bì là thảo dược có tác dụng mạnh gân cốt, khu phong hóa...
-
Cây Gắm, còn được biết đến với các tên gọi khác như dây mấu, vương...
-
Kim ngân hoa là thảo dược quý thường được dùng trong các bài thuốc kháng...
-
Khang Thống Linh là sản phẩm chăm sóc sức khỏe dành cho người có acid...
-
Công ty TNHH Dược phẩm Khang Linh đã nghiên cứu và phân phối trên thị...