Nhiễm trùng hạt Tophi: Biến chứng đặc biệt nguy hiểm của bệnh gút
Nhận biết triệu chứng nhiễm trùng hạt Tophi
Hạt Tophi thường xuất hiện khi bệnh gút chuyển sang giai đoạn cuối, khi hàm lượng acid uric trong cơ thể tăng cao và tinh thể muối urat ngày càng lắng đọng tại khớp được gọi là hạt Tophi.
Nhiễm trùng hạt Tophi xảy ra khi hạt Tophi bị vỡ ra và chảy máu, gây tổn thương ngoài da khó liền. Trong tình trạng này, việc vệ sinh không đúng cách có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây nên tình trạng viêm nhiễm. Ban đầu, hạt Tophi vẫn gây nhiễm khuẩn tại chỗ, nhưng nếu không can thiệp kịp thời, có thể dẫn đến nhiễm trùng khớp hoặc nhiễm trùng huyết.
Một số nguyên nhân gây nhiễm trùng hạt Tophi bao gồm: Tụ cầu vàng – staphylococcus aureus (chiếm khoảng 75%), E.coli (chiếm khoảng 12.5%), Klebsiella pneumonia (chiếm khoảng 12.5%).
Hạt Tophi có thể phát triển to về kích cỡ dẫn đến biến dạng khớp
Triệu chứng của nhiễm trùng hạt Tophi bao gồm:
- Có dịch mủ màu trắng hoặc vàng đục chảy ra.
- Dịch có mùi hoặc không có mùi.
- Mùi hôi.
- Sốt.
Nhiễm trùng hạt Tophi nếu không được xử lý đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng khớp xương hoặc nhiễm trùng máu. Tình trạng này có thể gây giới hạn khả năng vận động và thậm chí là phải tiến hành loại bỏ khớp. Trong nhiều trường hợp, chức năng vận động có thể bị mất vĩnh viễn. Biến chứng nhiễm trùng máu là một tình trạng rất nguy hiểm, và nếu không được xử lý kịp thời, có thể tăng nguy cơ tử vong.
Nhiễm trùng hạt Tophi xảy ra khi hạt Tophi vỡ ra nhưng không được chăm sóc đúng cách
Phương pháp điều trị nhiễm trùng hạt Tophi hiệu quả nhất hiện nay
Trước khi thực hiện biện pháp điều trị, việc xác định chính xác loại vi khuẩn gây nhiễm trùng là quan trọng. Bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm như nhuộm gram, cấy máu hoặc cấy dịch từ hạt Tophi để chẩn đoán chính xác tình trạng nhiễm trùng.
Dưới đây là các phương pháp điều trị cho tình trạng nhiễm trùng hạt Tophi:
1. Điều trị nhiễm trùng tại chỗ
Để vệ sinh sạch sẽ vùng khớp bị nhiễm trùng hạt Tophi, có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc dung dịch Betadin pha loãng. Sau đó, bạn sử dụng băng thấm dung dịch natri clorua 10% để bảo vệ vùng da bị nhiễm trùng. Việc thay băng cần được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn chặn sự phát triển của nhiễm trùng.
2. Sử dụng thuốc kháng sinh
Sử dụng các loại thuốc điều trị nhiễm trùng cần phải tuân thủ theo đơn của bác sĩ chuyên khoa
Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc kháng sinh khác nhau. Đối với trường hợp chưa có kết quả cấy vi khuẩn, bác sĩ có thể chọn nhóm kháng sinh nhạy cảm với cả liên cầu và tụ cầu vàng. Trường hợp không có kết quả cấy vi khuẩn có thể sử dụng kháng sinh Ceftriaxon, Cefotaxim, Gentamycin, Amikacin.
Đối với trường hợp cấy máu và dịch vỡ hạt Tophi cho kết quả dương tính: Cần xác định đúng đối tượng vi khuẩn được xác định để dùng các loại kháng sinh khác nhau như Oxacillin, Clindamycin, Vancomycin, Ceftriaxon, Cefotaxim, Mezlocillin, Ceftazidim, Levofloxacin,… phù hợp.
3. Can thiệp ngoại khoa
Phẫu thuật loại bỏ hạt Tophi
Trong trường hợp kháng sinh không hiệu quả hoặc khi hạt Tophi quá lớn ảnh hưởng đến khớp xương hoặc vùng nhiễm trùng quá rộng, bác sĩ có thể đề xuất can thiệp phẫu thuật. Mục tiêu của phẫu thuật là loại bỏ hạt Tophi hoặc xương sụn khi chúng bắt đầu có dấu hiệu nhiễm trùng.
Làm thế nào để phòng tránh nhiễm trùng hạt Tophi?
Để giảm nguy cơ phát sinh nhiễm trùng hạt Tophi, người bệnh cần tuân thủ các biện pháp sau đây:
- Tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị gút được bác sĩ đề xuất, kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học, không uống rượu bia để ngăn chặn bệnh gút tiến triển mãn tính.
- Khi hạt Tophi xuất hiện, cần hạn chế các hoạt động tác động đến vùng khớp có hạt Tophi để ngăn chặn nguy cơ vỡ loét. Trong trường hợp cần thiết, có thể xem xét cắt hạt Tophi nhằm ngăn chặn nguy cơ vỡ loét ở những vị trí dễ bị cọ xát.
- Trong quá trình thực hiện các thủ thuật phẫu thuật gần vị trí hạt Tophi, việc duy trì vô trùng là điều cực kỳ quan trọng. Đồng thời, cần lưu ý đến việc xử lý nhiễm khuẩn nếu có tại các cơ quan khác, đặc biệt là ở da, mô mềm hoặc xương.
Trên đây là những điều cần biết về nhiễm trùng hạt Tophi xảy ra ở người mắc bệnh gút mãn tính. Để điều trị bệnh gút hiệu quả, người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, không ăn các thực phẩm tăng purin, không uống rượu bia và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
-
Thảo dược Kim ngân hoa – Nhất dược tiêu viêm trong Y học cổ truyền
-
Thuốc trị gút Allopurinol và những tác dụng phụ ít người biết
-
Triệu chứng bệnh gút mạn tính: Coi chừng tàn phế khớp vĩnh viễn
-
Bệnh giả gút là gì? Có nguy hiểm không? Có cần phải điều trị không? Giải đáp từ bác sĩ chuyên khoa
-
Nguyên nhân gây tăng acid uric máu và biện pháp điều trị mới nhất hiện nay
-
Ngũ gia bì là thảo dược có tác dụng mạnh gân cốt, khu phong hóa...
-
Cây Gắm, còn được biết đến với các tên gọi khác như dây mấu, vương...
-
Kim ngân hoa là thảo dược quý thường được dùng trong các bài thuốc kháng...
-
Khang Thống Linh là sản phẩm chăm sóc sức khỏe dành cho người có acid...
-
Công ty TNHH Dược phẩm Khang Linh đã nghiên cứu và phân phối trên thị...