

Mối quan hệ giữa bệnh gút và tim mạch: Điều trị sớm ngăn ngừa đột quỵ bất ngờ
1. Bệnh gút làm tăng huyết áp
Bệnh nhân mắc bệnh gút có nồng độ acid uric trong máu tăng cao dẫn đến nguy cơ cao huyết áp. Nghiên cứu cũng khẳng định bệnh nhân có cả tăng huyết áp và acid uric cao có tỷ lệ cao hơn về các biến chứng như nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Ngoài ra, người cao huyết áp cũng gây lưu chuyển máu đến thận kém, dẫn đến tăng acid uric máu và khiến bệnh gút đau nhức nghiêm trọng hơn.
Gút được nghiên cứu là yếu tố gây cao huyết áp
2. Bệnh gút gây tổn thương mạch máu
Khoa học đã chứng minh người có nồng độ acid uric cao dẫn đến ảnh hưởng chức năng nội mạch máu, gây ra quá trình oxide hóa LDL và peroxide lipid làm tăng kết dính tiểu cầu và hình thành huyết khối. Acid uric tăng cao cũng dẫn đến phóng thích các gốc tự do, hoạt động viêm nhiễm của tế bào và kết dính phân tử do viêm gây tổn thương cho nội mạch mạch máu.
Ngoài ra, các tinh thể monosodium urate lắng đọng trên mạch máu ở bệnh nhân mắc gút cũng dẫn đến mức độ thương tổn mạch máu khác nhau. Các bệnh nhân có hạt tophi có chỉ số kháng lực ở động mạch cảnh cao hơn gấp ba lần so với những bệnh nhân chỉ có tăng huyết áp động mạch đơn thuần. Đây chính là dấu hiệu hàng đầu cảnh báo bệnh lý về tim mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Gút làm tăng nguy cơ đột quỵ bất ngờ
3. Bệnh gút gây rối loạn nhịp tim
Tăng nồng độ acid uric trong máu liên quan đến rung nhĩ ở nhóm bệnh nhân cao tuổi mắc gút. Bệnh gout làm thay đổi chức năng tâm thu của thất trái dẫn đến rung nhĩ, rối loạn nhịp tim.
4. Bệnh gút gây suy tim
Bệnh nhân gout đối diện với nguy cơ mắc suy tim gấp 2 lần so với người bình thường. Bệnh gút có nguy cơ rối loạn chức năng tâm thu thất trái gấp 3,6 lần và giảm chức năng tống máu thất trái (EF giảm trên siêu âm) gấp 3,7 lần.
Sự lắng đọng của tinh thể monosodium urate trong bệnh nhân gout diễn ra ở hầu hết các mô và cơ quan ngoại trừ não. Tuy đã ghi nhận bằng chứng về sự lắng đọng của tinh thể này trong cơ tim và van tim, nhưng tần suất gặp không nhiều do sự lắng đọng thường xảy ra trong mô mềm. Tuy nhiên, tăng nồng độ acid uric đã được chứng minh là yếu tố nguy cơ gây suy tim. Cơ chế gây tăng nguy cơ suy tim ở những bệnh nhân có nồng độ acid uric cao có thể là do sự tăng tạo các enzyme xanthine oxidase và sự tăng hoạt động của chúng.
5. Tác dụng phụ của thuốc trị gút gây biến chứng tim mạch
Việc điều trị bệnh gout có ảnh hưởng đến các bệnh lý tim mạch, trong đó có các loại thuốc sử dụng để điều trị cơn gout cấp như NSAIDs, đặc biệt là các thuốc ức chế chọn lọc COX2. Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng NSAID có thể tăng nguy cơ các biến chứng tim mạch nghiêm trọng ở bệnh nhân mắc gút.
Sử dụng bất kỳ NSAID nào cũng có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ tử vong và tái mắc nhồi máu cơ tim. Các NSAID có thể gây ra cả nguy cơ đột quỵ chảy máu não và đột quỵ nhồi máu não, đồng thời giảm tác dụng của thuốc lợi tiểu và làm tăng nguy cơ suy thận. Việc sử dụng NSAIDs cũng có thể tăng huyết áp ở cả nhóm bệnh nhân có huyết áp bình thường và nhóm có huyết áp cao. Trên các bệnh nhân cao tuổi và có tiền sử tăng huyết áp, việc sử dụng NSAID có thể tăng nguy cơ tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ suy tim gấp gần 10 lần và nguy cơ nhập viện do suy tim gấp 2 lần - nguy cơ này cao hơn so với các NSAID không chọn lọc COX2.
Thuốc điều trị gút dùng lâu dài có thể gây biến chứng tim mạch
Hơn nữa, việc điều trị các cơn gout cấp bằng NSAID cũng đã được chứng minh là yếu tố nguy cơ cho việc xuất hiện rung nhĩ, với nguy cơ rung nhĩ tăng lên khi sử dụng NSAID, đặc biệt là ở nhóm người cao tuổi hoặc có tiền sử rung nhĩ. Sử dụng aspirin và các NSAID kéo dài cũng có thể làm tăng nguy cơ rung nhĩ hoặc cuồng nhĩ, tỷ lệ này thấp hơn với nhóm sử dụng NSAID không chọn lọc và cao nhất ở nhóm sử dụng NSAID chọn lọc COX2. Ngoài ra, NSAID cũng có thể góp phần vào xuất huyết trên bệnh nhân có các bệnh lý động mạch vành. Nguy cơ gia tăng cũng được ghi nhận ở bệnh nhân sử dụng kèm theo thuốc kháng tiểu cầu và/hoặc thuốc chống đông uống.
Các thuốc điều trị tăng huyết áp như Amlodipin, Losartan; và thuốc hạ lipid máu nhóm Fenofibrate, thải qua thận cùng với acid uric, làm giảm nồng độ acid uric máu, nên được ưu tiên chọn lựa cho bệnh nhân gút có tăng huyết áp. Tuy nhiên, điều trị tăng huyết áp cũng có thể ảnh hưởng đến bệnh gút với tỷ lệ tăng nồng độ acid uric máu cao hơn và các biến chứng lâm sàng nghiêm trọng hơn, như việc xuất hiện hạt tophi nhiều hơn. Do đó, kiểm soát tốt huyết áp ở các bệnh nhân gout không chỉ giúp dự phòng các biến chứng tim mạch mà còn giảm nguy cơ mắc bệnh gút.
Bài viết đã giúp bạn làm rõ mối quan hệ giữa bệnh gút và bệnh tim mạch. Để phòng tránh các biến chứng của bệnh gút, người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, cắt giảm thực phẩm giàu purin (nội tạng động vật, thịt bò, hải sản,…), không uống rượu bia, tăng cường rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước và tập thể dục thể thao. Bạn cần được tư vấn thêm về bệnh gút, vui lòng liên hệ: 0922.56.9779 để được hỗ trợ.
-
Thảo dược Kim ngân hoa – Nhất dược tiêu viêm trong Y học cổ truyền
-
Thuốc trị gút Allopurinol và những tác dụng phụ ít người biết
-
Triệu chứng bệnh gút mạn tính: Coi chừng tàn phế khớp vĩnh viễn
-
Bệnh giả gút là gì? Có nguy hiểm không? Có cần phải điều trị không? Giải đáp từ bác sĩ chuyên khoa
-
Nguyên nhân gây tăng acid uric máu và biện pháp điều trị mới nhất hiện nay

-
Ngũ gia bì là thảo dược có tác dụng mạnh gân cốt, khu phong hóa...
-
Cây Gắm, còn được biết đến với các tên gọi khác như dây mấu, vương...
-
Kim ngân hoa là thảo dược quý thường được dùng trong các bài thuốc kháng...
-
Khang Thống Linh là sản phẩm chăm sóc sức khỏe dành cho người có acid...
-
Công ty TNHH Dược phẩm Khang Linh đã nghiên cứu và phân phối trên thị...