Kiểm soát acid uric máu: Ngăn chặn bệnh gout và sỏi thận

Acid uric là hợp chất tự nhiên tồn tại nhiều trong cơ thể con người. Acid uric trong máu quá cao hoặc quá thấp đều có thể là dấu hiệu cho biết cơ thể đang gặp phải những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Trong đó, chỉ số acid uric cao là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh gout và sỏi thận. Bài viết dưới đây giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ số acid uric và cách đơn giản kiểm soát acid uric máu.

Tìm hiểu về chỉ số acid uric máu

Acid uric (C5H4N4O3) là kết quả cuối cùng của quá trình phân hủy purin, một hợp chất tự nhiên tồn tại trong cơ thể người và nhiều loại thực phẩm như các nội tạng động vật và đồ uống chứa purin như rượu và bia. Trong cơ thể con người, axit uric tồn tại dưới hai dạng chính:

- Acid uric nội sinh: Được sản sinh khi tế bào phân hủy theo chu trình tự nhiên, gây phá vỡ DNA.

- Acid uric ngoại sinh: Được sản sinh tại gan và ruột sau khi cơ thể tiêu hóa thực phẩm giàu purin.

Khi acid uric được hòa tan trong máu, ở ngưỡng bình thường mang lại những lợi ích sức khỏe như: Bảo vệ tế bào thần kinh và hỗ trợ phát triển trí não, điều chỉnh huyết áp, tăng cường miễn dịch.

Kiểm soát acid uric máu

Chỉ số acid uric máu ngưỡng bình thường và bất thường

Chỉ số acid uric tăng cao: Tiềm ẩn nhiều bệnh lý

Chỉ số acid uric cao hơn bình thường được xác định khi nồng độ acid uric vượt quá 7.0 mg/dL (đối với nam giới) và 6.0 mg/dL (đối với nữ giới). Tình trạng này có thể cho thấy cơ thể bạn đang sản xuất quá nhiều acid uric, hoặc thận không loại bỏ acid uric hiệu quả, hoặc do cả hai. Nồng độ acid uric tăng cao có thể dẫn đến nhiều bệnh lý như:

- Bệnh gút: Khi nồng độ acid uric máu tăng cao, sẽ dẫn đến tích tụ muối urat trong khớp, gây viêm khớp, đau khớp.  

- Bệnh sỏi thận: Nồng độ acid uric máu cao cũng dẫn tới tăng acid uric trong nước tiểu, tăng nguy cơ hình thành sỏi thận urat.

- Nguy cơ bệnh tim mạch: Nghiên cứu cho thấy, nồng độ acid uric máu cao có thể góp phần vào chứng xơ vữa động mạch và gây ra bệnh mạch vành.

- Hội chứng chuyển hóa (bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường type 2): Nồng độ acid uric cao có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa như tăng huyết áp, cholesterol cao và rối loạn đường huyết.

- Đái tháo đường: Nghiên cứu cho thấy, người có nồng độ acid uric máu cao, kể cả người trẻ tuổi, có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn người có acid uric máu bình thường.

- Suy thận: Nồng độ acid uric máu cao có thể gây ra các vấn đề chức năng thận, tăng căng thẳng oxy hóa và gây viêm thận, dẫn đến suy thận.

Lưu ý: Kết quả xét nghiệm chỉ số axit uric máu cao không nhất thiết là dấu hiệu bạn đang mắc bệnh. Nồng độ axit uric trong máu có thể tăng do chế độ ăn uống và sử dụng thuốc. Vì vậy, sau khi nhận kết quả, bạn nên thảo luận với bác sĩ để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của chỉ số axit uric máu và xác định liệu pháp điều trị phù hợp.

Kiểm soát acid uric máu

Tăng acid uric máu làm tăng nguy cơ sỏi thận và gout

Phương pháp chẩn đoán chỉ số acid uric trong máu

Để đánh giá chỉ số acid uric máu, bạn nên tiến hành các xét nghiệm sau:

- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm axit uric trong máu là phương pháp phổ biến nhất để đo lường nồng độ axit uric, giúp bác sĩ đưa ra đánh giá chính xác về nguyên nhân/mức độ nghiêm trọng của bệnh gút và các bệnh về gan, thận, và hệ tim mạch. Ngoài ra, xét nghiệm axit uric trong máu cũng được sử dụng để theo dõi hiệu quả điều trị ung thư. Để tăng tính chính xác của kết quả xét nghiệm định lượng axit uric máu, thường bác sĩ sẽ khuyến nghị bạn tiến hành xét nghiệm vào buổi sáng, sau khi không ăn bất kỳ thức ăn nào ít nhất 4 giờ trước khi lấy mẫu máu. Sau khi lấy mẫu, thường bạn sẽ phải đợi từ 1 - 2 ngày để nhận được kết quả xét nghiệm axit uric máu.

- Xét nghiệm acid uric trong nước tiểu: Xét nghiệm axit uric trong nước tiểu thường được bác sĩ yêu cầu khi bệnh nhân mắc gout hoặc sỏi thận. Để thực hiện xét nghiệm axit uric trong nước tiểu, bạn sẽ cần thu thập toàn bộ lượng nước tiểu mà cơ thể tiết ra trong suốt 24 giờ vào một bình chứa được cung cấp bởi bác sĩ. Mỗi khi đi tiểu, bạn sẽ dùng bình nhỏ để thu nước tiểu, sau đó đổ vào bình chứa lớn hơn. Bình lớn này cần được bảo quản ở nơi mát mẻ, tránh ánh nắng mặt trời hoặc tốt nhất là trong tủ lạnh. Sau 24 giờ, bạn sẽ mang bình chứa nước tiểu trở lại phòng xét nghiệm hoặc cơ sở y tế để tiến hành phân tích thành phần nước tiểu, bao gồm cả chỉ số axit uric.

- Xét nghiệm acid uric trong dịch khớp: Xét nghiệm axit uric trong dịch khớp là quy trình lấy dịch từ một khớp cụ thể để tiến hành phân tích. Kết quả của xét nghiệm này có thể chỉ ra sự hiện diện của tinh thể urat trong dịch khớp, điều này có thể là dấu hiệu của bệnh gút. Nếu không phát hiện tinh thể urat, bác sĩ có thể xem xét các nguyên nhân khác có thể gây ra triệu chứng viêm khớp mà bệnh nhân đang gặp phải.

Kiểm soát acid uric máu

Xét nghiệm dịch khớp phát hiện tinh thể acid uric chẩn đoán bệnh gout

Kiểm soát acid uric máu: Ngăn chặn bệnh gout và sỏi thận

Khi chỉ số axit uric máu tăng cao không bình thường, bác sĩ thường chỉ định sử dụng một số loại thuốc như sau:

- Thuốc hạ acid uric máu: Allopurinol, Febuxostat, Probenecid giúp ức chế quá trình chuyển hóa purin thành acid uric hoặc tăng cường khả năng đào thải acid uric của thận.

- Thay đổi chế độ ăn uống:

+  Hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu purin như thịt đỏ, nội tạng động vật, thủy hải sản và các loại đậu.

+ Hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu đường fructose như bánh kẹo ngọt, nước giải khát có ga và một số loại hoa quả giàu đường fructose.

+ Hạn chế thức uống chứa cồn, đặc biệt là bia.

+ Tăng cường tiêu thụ rau củ quả và trái cây ít đường.

+ Uống đủ nước hàng ngày để giúp thận đào thải axit uric hiệu quả hơn.

Kiểm soát acid uric máu

Top thực phẩm hỗ trợ đào thải acid uric máu

- Điều chỉnh sinh hoạt:

+ Duy trì cân nặng lý tưởng và giảm cân (nếu cần thiết).

+ Hạn chế căng thẳng, ngủ đủ giấc và tập thể dục đều đặn.

+ Quản lý tốt các bệnh lý khác như tiểu đường, tăng huyết áp hoặc béo phì cũng giúp kiểm soát nồng độ acid uric máu.

Trên đây là những thông tin giúp bạn tìm hiểu cách kiểm soát acid uric tốt nhất, phòng ngừa bệnh gout, sỏi thận, tim mạch. Nếu bạn cần hỗ trợ trong việc duy trì chỉ số axit uric máu trong khoảng bình thường và bệnh gout, hãy liên hệ ngay với Khang Thống Linh số hotline 0922.56.9779 để được tư vấn.

ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất