Hướng dẫn điều trị bệnh gout bằng cây lá dân gian có sẵn trong vườn nhà tiết kiệm chi phí

Y học cổ truyền gọi bệnh gút là Thống phong, một dạng bệnh của chứng Tý. Bệnh hình thành do Phong, Hàn, Thấp xâm nhập dẫn đến ảnh hưởng chức năng Gan, Thận, Tỳ, làm tích tụ khí, cản trở lưu thông máu huyết, gây đau nhức xương khớp. Bài viết hướng dẫn điều trị bệnh gout bằng các loại cây lá dân gian an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Hướng dẫn điều trị bệnh gout bằng đậu xanh

điều trị bệnh gout bằng cây lá dân gian

Sử dụng đậu xanh làm món ăn hoặc nước uống đều tốt cho sức khỏe 

Theo quan điểm Đông y, đậu xanh được coi là một loại hạt có lợi cho việc thanh nhiệt cơ thể, giảm độc, giảm sưng phù, đồng thời điều hòa lục phủ ngũ tạng. Vỏ đậu xanh giúp giải nhiệt và tiêu độc. Hạt đậu xanh chứa nhiều chất xơ hòa tan, giúp giảm quá trình chuyển hóa đạm, dẫn đến giảm lượng acid uric trong cơ thể. Đậu xanh còn có tác dụng kháng viêm, rất tốt cho người bị gout.

Bạn hãy chuẩn bị đậu xanh nguyên vỏ, cho vào nồi và ninh nhừ. Mỗi ngày chỉ cần ăn 1 bát đậu xanh vào bữa sáng và 1 bát trước khi đi ngủ. Sử dụng liên tục trong vòng 30 ngày.  

Ngoài cách ninh nhừ, người mắc bệnh cũng có thể biến đậu xanh thành cháo thơm ngon. Món cháo này không chỉ có lợi cho sức khỏe của người bệnh mà còn giúp giải độc gan và làm đẹp da, đặc biệt là có lợi cho phụ nữ.

Lưu ý: Không dùng đậu xanh cho người bị tụt huyết áp.

Hướng dẫn điều trị bệnh gout bằng đu đủ xanh và nước dừa

điều trị bệnh gout bằng cây lá dân gian

Bài thuốc cổ được lưu truyền trong dân gian mang lại hiệu quả cao với người bị gút

Đu đủ xanh có thành phần enzyme papain giúp giảm đau và kháng viêm an toàn cho bệnh nhân mắc bệnh gout. Kết hợp với nước dừa tươi giúp kháng viêm, kháng khuẩn, và giảm lượng acid uric gây ra bệnh gout.

Bạn hãy làm theo các bước sau:

- Bước 1: Rửa sạch đu đủ và giữ nguyên vỏ, loại bỏ hạt, sau đó thái thành những miếng hình con cờ.

- Bước 2: Chuẩn bị một nồi cỡ trung và đổ 4 chén nước vào đó. Đặt toàn bộ đu đủ vào nồi và đun nhỏ lửa trong khoảng 2 phút.

- Bước 3: Tắt bếp và thêm 1 muỗng cà phê lá trà khô vào nồi, sau đó hãm trà trong 30 phút.

- Bước 4: Khi nước đã bớt nóng, rót từ từ ra ly và thêm nước dừa tươi vào.

Mỗi ngày bạn nên uống 2 ly vào sáng và tối để cơ thể khỏe mạnh.

Hướng dẫn điều trị bệnh gout bằng cành dâu tằm

điều trị bệnh gout bằng cây lá dân gian

Dâu tằm rất tốt cho người bị đau xương khớp

Uống nước dâu tằm rất tốt cho xương khớp và tim mạch. Nước dâu tằm còn giúp giảm lượng acid uric ra khỏi cơ thể. Bạn hãy chuẩn bị 1kg cành dâu tằm với 500g đường phèn, đem nấu thành cao. Mỗi sáng dùng 1 thìa cao hòa với nước ấm uống.

Hướng dẫn điều trị bệnh gout bằng lá vừng tươi

điều trị bệnh gout bằng cây lá dân gian

Bài thuốc từ lá vừng an toàn, hiệu quả cao 

Lá vừng tươi được nghiên cứu giúp tăng cường đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Bạn hãy sử dụng 60g là vừng tươi rửa sạch, băm nhỏ, sắc nước uống mỗi ngày 2-3 lần.

Hướng dẫn điều trị bệnh gout bằng cỏ hy thiêm

điều trị bệnh gout bằng cây lá dân gian

Cỏ hy thiêm giúp ngăn chặn cơn gút cấp

Cỏ hy thiêm giúp lợi thiểu, hỗ trợ loại bỏ acid uric qua đường nước tiểu. Bạn dùng 12g cỏ hy thiêm, sắc nước uống, mỗi ngày 2-3 lần.

Hướng dẫn điều trị bệnh gout bằng kê huyết đằng

điều trị bệnh gout bằng cây lá dân gian

Thảo dược Kê huyết đằng - Vị thuốc quý trong Đông y

Kê huyết đằng là dược liệu được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc của Y học cổ truyền giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh gout.

Bạn dùng 10g Kê huyết đằng sắc lấy nước uống, mỗi ngày 2-3 lần.

Hướng dẫn điều trị bệnh gout bằng lá lốt

điều trị bệnh gout bằng cây lá dân gian

Lá lốt giúp giảm đau sưng do gout

Lá lốt rất tốt cho người mắc bệnh xương khớp. Bạn dùng 5-10g lá lốt khô hoặc 15-30g lá lốt tươi, sắc thuốc uống sau bữa ăn. Dùng liên tục 10 ngày.

Trên đây là hướng dẫn điều trị bệnh gout bằng các loại cây lá dân gian cho bạn tham khảo. Tuy nhiên, trước khi áp dụng các biện pháp  này, bạn nên thăm khám và làm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất