Hướng dẫn cách điều trị acid uric cao tại nhà không cần dùng thuốc Tây
Nồng độ acid uric tăng cao: Vì sao nguy hiểm?
Acid uric là hợp chất được hình thành trong cơ thể thông qua quá trình phân hủy purin. Đào thải acid uric diễn ra chủ yếu thông qua đường tiểu (chiếm 80%). Ngoài ra, đào thải acid uric còn được thực hiện thông qua đường tiêu hóa và tuyến mồ hôi.
Nồng độ acid uric trong máu của người bình thường thường được duy trì ở mức ổn định, là 420 micromol/l đối với nam giới và 360 micromol/l đối với phụ nữ. Nếu acid uric không tích tụ trong cơ thể sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh gout. Nồng độ acid uric tăng dẫn đến hình thành tinh thể muối urat trong khớp. Dấu hiệu mắc gout điển hình là những cơn đau đột ngột và sưng tấy ở các khớp chân và tay. Về lâu dài, các hạt tophi trên ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân và gây biến dạng khớp vĩnh viễn.
Tinh thể urat tích tụ trong đường tiết niệu của bệnh nhân gout cũng là nguyên nhân của sỏi thận. Vì vậy, mức độ acid uric cao trong máu có thể nhanh chóng dẫn đến những vấn đề sức khỏe nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Chẩn đoán bệnh thông qua nồng độ acid uric trong máu
Top những cách điều trị acid uric cao tại nhà đơn giản nhất
Theo bác sĩ chuyên khoa, nồng độ acid uric có thể giảm khi thực hiện các cách đơn giản như sau:
1. Cắt giảm thực phẩm giàu purin
Cắt giảm tiêu thụ đạm, đặc biệt là các loại thịt đỏ giúp giảm acid uric máu
Rối loạn chuyển hóa purin là nguyên nhân trực tiếp gây tăng acid uric trong máu. Vì vậy, bạn nên cắt giảm các loại giàu purin, bao gồm một số loại thịt đỏ, thịt nội tạng, hải sản, gia cầm, cá, thịt xông khối, ngũ cốc nguyên cám, trứng cá,….
2. Tăng cường chất xơ
Chế độ ăn giàu có thể giúp giảm nồng độ acid uric và cân bằng đường trong máu. Chất xơ cũng có khả năng làm tăng cảm giác no, giúp giảm nguy cơ tiêu thụ thức ăn quá mức.
Để duy trì mức chất xơ hợp lý, bạn nên ăn khoảng 22 đến 34g chất xơ mỗi bữa. Các nguồn chất xơ có thể bao gồm đậu xanh, đậu lăng, quả hạch, gạo lứt, yến mạch, rau chân vịt, và bông cải xanh.
3. Bổ sung rau, củ giàu vitamin C
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc tăng cường lượng vitamin C có thể giảm nồng độ acid uric. Liều lượng vitamin C khuyến nghị hàng ngày cho người lớn nằm trong khoảng từ 75 đến 120 mg.
Việc bổ sung vitamin C có thể được thực hiện bằng cách ăn nhiều loại trái cây và rau quả vào chế độ ăn, như cam, bưởi, kiwi, dâu tây, dưa lưới, ớt chuông, bông cải xanh, và cà chua.
4. Cắt giảm tiêu thụ đường
Nghiên cứu chỉ ra rằng việc hấp thụ đường nhanh này tăng độ đường trong máu và đồng thời làm tăng nồng độ acid uric. Vì vậy, người bệnh nên tránh các thực phẩm chứa nhiều đường như đường ăn, bánh kẹo ngọt, đồ uống có đường, soda,.... Người mắc bệnh gout nên thay thế đồ uống chứa đường bằng các lựa chọn như nước, trà thảo mộc, trà đen hoặc trà xanh không đường, cà phê (không thêm đường), và tăng cường uống nước lọc để hỗ trợ quá trình thải acid uric qua thận.
5. Không uống bia rượu
Không uống rượu bia giảm nhanh triệu chứng gout
Việc tiêu thụ rượu bia kích thích tăng nồng độ acid uric trong máu. Vì vậy bạn nên hạn chế, thậm chí nói không với bia rượu để tránh các cơn gút cấp.
6. Giảm cân nếu đang thừa cân
Sự thừa cân, béo phì khiến cơ thể tăng sản xuất acid uric và giảm quá trình bài tiết acid uric qua nước tiểu. Nếu bạn đang phải đối mặt với tình trạng thừa cân, hãy duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và thực hiện kế hoạch giảm cân theo sự hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng để giảm tránh tái phát gout.
7. Uống cà phê theo liều lượng khuyến cáo
Sử dụng cà phê đúng cách có thể giúp duy trì hàm lượng acid uric ổn định trong máu và ngăn ngừa sự phát triển của bệnh gout. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ uống từ 1 đến 3 tách cà phê mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc bệnh gout lên đến 22% so với nhóm phụ nữ không uống cà phê. Bạn nên uống 1 – 2 ly café mỗi ngày để hỗ trợ đào thải acid uric qua đường tiểu.
8. Uống lá tía tô
Lá tía tô là nguồn giàu vitamin A, C và phốt pho, có thể được sử dụng để ngăn chặn quá trình sản xuất acid uric. Nó cũng hoạt động như một loại thuốc giảm đau tự nhiên, chống viêm và giảm đau khớp. Bạn có thể ăn sống hoặc uống lá tía tô mỗi ngày.
9. Uống giấm táo
Giấm táo giúp tăng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể
Sử dụng giấm táo thường xuyên có thể giảm đáng kể lượng uric trong máu. Giấm táo chứa axit malic, giúp phá vỡ các tinh thể urat và tăng tốc độ loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, hỗ trợ giảm cân và chống lại bệnh viêm khớp.
10. Tránh xa stress, căng thẳng
Căng thẳng, mất ngủ và thiếu vận động có thể gây tăng tình trạng đau, viêm ở người mắc bệnh gout. Bạn nên cân bằng giữa công việc và cuộc sống, giảm bớt áp lực tinh thần để cơ thể khỏe mạnh.
Trên đây là những cách điều trị acid uric cao không dùng thuốc cho bạn tham khảo. Người mắc gout nên tuân thủ đơn thuốc điều trị của bác sĩ chuyên khoa, kết hợp ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để ngăn chặn gout bùng phát.
-
Thảo dược Kim ngân hoa – Nhất dược tiêu viêm trong Y học cổ truyền
-
Thuốc trị gút Allopurinol và những tác dụng phụ ít người biết
-
Triệu chứng bệnh gút mạn tính: Coi chừng tàn phế khớp vĩnh viễn
-
Bệnh giả gút là gì? Có nguy hiểm không? Có cần phải điều trị không? Giải đáp từ bác sĩ chuyên khoa
-
Nguyên nhân gây tăng acid uric máu và biện pháp điều trị mới nhất hiện nay
-
Ngũ gia bì là thảo dược có tác dụng mạnh gân cốt, khu phong hóa...
-
Cây Gắm, còn được biết đến với các tên gọi khác như dây mấu, vương...
-
Kim ngân hoa là thảo dược quý thường được dùng trong các bài thuốc kháng...
-
Khang Thống Linh là sản phẩm chăm sóc sức khỏe dành cho người có acid...
-
Công ty TNHH Dược phẩm Khang Linh đã nghiên cứu và phân phối trên thị...