Độ tuổi nào dễ mắc gout? Nhận biết sớm, chữa trị sớm, phòng biến chứng nguy hiểm
Bệnh gout là gì? Có mấy loại bệnh gout?
Bệnh gout là bệnh viêm khớp do sự tăng acid uric trong cơ thể không được loại bỏ đúng cách, dẫn đến việc tạo thành tinh thể muối urat ở các khớp. Người mắc bệnh thường trải qua những cơn đau khớp cấp tính dữ dội và bất ngờ vào ban đêm. Nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời, bệnh gout có thể gây tàn phế, sỏi thận, suy thận, đột quỵ.
Bệnh gout được chia thành 3 loại:
- Bệnh gout bẩm sinh: Đây là loại bệnh hiếm gặp do di truyền. Trẻ em mắc bệnh này thường phát triển chậm hơn so với trẻ em bình thường. Từ 6 đến 18 tháng tuổi, trẻ sẽ trải qua những cơn đau khớp và co cơ tự phát. Tình trạng này có thể làm cho trẻ không thể di chuyển và có thể không sống qua tuổi 40. Gout bẩm sinh rất hiếm gặp và khó điều trị.
- Bệnh gout nguyên phát: Bệnh này cũng có nguyên nhân từ di truyền. Cơ thể của những người mắc bệnh này sản xuất quá nhiều purin nội sinh, dẫn đến tăng acid uric trong máu lên mức cao gây ra bệnh gout.
- Bệnh gout thứ phát: Bệnh gout xuất phát từ việc nồng độ acid uric trong máu tăng cao trong thời gian dài. Nguyên nhân của tình trạng này có thể bao gồm nhiều yếu tố như: Tăng sản xuất purin nội sinh, bệnh đa hồng cầu, sarom hạch, bệnh bạch cầu mạn thể tủy, bệnh Hodgkin, đau tủy xương hoặc sử dụng thuốc hủy tế bào trong điều trị ung thư; bệnh thận mạn, suy thận gây giảm tiết acid uric qua thận. Đồng thời, nguyên nhân cũng có thể đến từ thói quen sinh hoạt không lành mạnh như: Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa purin, uống các đồ uống có cồn và chất kích thích.
Cơn gout cấp tái phát sau đợt ăn uống, liên hoan, rượu bia
Độ tuổi nào dễ mắc gout?
Dựa vào phân loại bệnh gout như trên, bác sĩ chuyên khoa kết luận rằng nguy cơ mắc bệnh gout tồn tại ở mọi độ tuổi, từ sơ sinh đến người cao tuổi do ảnh hưởng của yếu tố di truyền và lối sống, chế độ dinh dưỡng không cân đối.
Tuy nhiên, theo thống kê, nhóm tuổi có nguy cơ mắc bệnh gout cao nhất là nam giới từ 30 đến 50 tuổi và phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh. Nam giới trong nhóm tuổi này thường tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu protein, uống rượu bia, hút thuốc và ít vận động.
Phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh gây ra biến đổi về hormone trong cơ thể, gây ra sự mất cân bằng giữa tổng hợp và loại bỏ acid uric, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
Độ tuổi mắc gout đang ngày càng trẻ hóa
Vì sao bệnh gout đang ngày càng trẻ hóa?
Trước đây, bệnh gout được coi là bệnh của người già, thường xảy ra ở độ tuổi 40 - 50 nhưng hiện bệnh ngày càng trẻ hóa khi xuất hiện nhiều ở độ tuổi 25 - 35. Ngày nay, lối sống thoải mái và không chú trọng đến việc bảo vệ sức khỏe của thanh niên được coi là yếu tố hàng đầu gây nên gout. Thanh niên ngày nay thường coi việc ăn uống lành mạnh, uống nhiều rượu bia, ăn nhiều thịt, hải sản. Ngoài ra, sự phát triển của công nghệ thông tin dẫn đến việc nhiều người dành quá nhiều thời gian ngồi trước máy tính, ít vận động thể chất dẫn đến gout.
Phòng tránh bệnh gout: Thay đổi từ chế độ ăn uống đến sinh hoạt
Để phòng tránh bệnh gout, mỗi người cần chú ý:
1. Tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý
Những người có nguy cơ cao (trong gia đình có người bị gout, tăng acid uric) cần tuân thủ chế độ ăn uống khoa học và cân đối. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa và kiểm soát tình trạng gout. Một số biện pháp cần áp dụng bao gồm:
- Hạn chế hải sản: Cá ngừ, cá trích, cá hồi, sò nghêu ốc hến... chứa nhiều purin có thể làm tăng nồng độ acid uric trong máu. Người chưa mắc bệnh gout cũng nên giảm tiêu thụ hải sản xuống dưới 120g mỗi ngày.
- Thay thế thịt đỏ bằng thịt trắng: Thịt ngỗng, thịt gà tây, thịt bò, thịt chó... nên được thay thế bằng thịt trắng như ức gà, vịt, cá sông để giảm nguy cơ gout.
- Tránh tiêu thụ nội tạng động vật: Gan, tim, dạ dày cũng nên được hạn chế trong chế độ ăn uống.
- Giảm tiêu thụ một số loại rau và thức uống chứa đường như măng tây, nấm, nước tăng lực, nước đóng hộp có ga.
- Tăng cường tiêu thụ rau xanh, quả chín và ngũ cốc.
- Uống đủ nước: Uống khoảng 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày, ưu tiên nước khoáng, nước rau và nước trái cây ép.
Thực phẩm người mắc gout nên hạn chế ăn để tránh tăng acid uric máu
2. Tăng cường vận động
Duy trì chế độ vận động hợp lý cũng rất quan trọng. Bạn nên có thời gian vận động, áp dụng những hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội để duy trì sự linh hoạt của xương khớp và tăng cường sức khỏe tổng thể.
Trên đây là giải thích của bác sĩ chuyên khoa về độ tuổi dễ mắc gout. Thực tế, bất cứ độ tuổi nào cũng có nguy cơ mắc gout, nhưng chiếm số đông là nam giới trong độ tuổi từ 30 – 50 và phụ nữ mãn kinh. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc gout cũng đang ngày càng trẻ hóa. Mỗi người cần thay đổi chế độ ăn uống và lối sống để hạn chế nguy cơ mắc gout tốt nhất.
-
Thảo dược Kim ngân hoa – Nhất dược tiêu viêm trong Y học cổ truyền
-
Thuốc trị gút Allopurinol và những tác dụng phụ ít người biết
-
Triệu chứng bệnh gút mạn tính: Coi chừng tàn phế khớp vĩnh viễn
-
Bệnh giả gút là gì? Có nguy hiểm không? Có cần phải điều trị không? Giải đáp từ bác sĩ chuyên khoa
-
Nguyên nhân gây tăng acid uric máu và biện pháp điều trị mới nhất hiện nay
-
Ngũ gia bì là thảo dược có tác dụng mạnh gân cốt, khu phong hóa...
-
Cây Gắm, còn được biết đến với các tên gọi khác như dây mấu, vương...
-
Kim ngân hoa là thảo dược quý thường được dùng trong các bài thuốc kháng...
-
Khang Thống Linh là sản phẩm chăm sóc sức khỏe dành cho người có acid...
-
Công ty TNHH Dược phẩm Khang Linh đã nghiên cứu và phân phối trên thị...