Điểm danh 5 yếu tố nguy cơ của bệnh gout – căn bệnh báo động của thời hiện đại

Tại Việt Nam, theo thống kê bệnh nhân mắc gout năm 2003 là 0,14% và tăng lên 1,0% vào năm 2014. Các yếu tố nguy cơ của bệnh gout bao gồm cả di truyền, lối sống không lành mạnh như ăn uống giàu purin, tiêu thụ rượu,… khiến tỷ lệ mắc gout đang ngày càng gia tăng.

1. Tuổi tác và giới tính

Nam giới có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn rất nhiều so với nữ giới, chủ yếu là do nồng độ axit uric trong máu của nam giới thường cao hơn so với nữ giới. Tuy nhiên, sau khi qua mãn kinh, nồng độ axit uric trong máu của phụ nữ có xu hướng tăng lên gần bằng nam giới. Đàn ông cũng có nguy cơ mắc bệnh gout sớm hơn (thường là trong độ tuổi 40 và 50) so với phụ nữ (phụ nữ thường có các triệu chứng của bệnh gút sau khi qua mãn kinh).

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nguy cơ mắc bệnh gút tăng lên khi tuổi tác tăng lên, thường thấy căn bệnh này ở những người trên 40 tuổi.

 yếu tố nguy cơ của bệnh gout

Tỷ lệ người mắc bệnh gout chiếm đa phần là nam giới, trên độ tuổi 40

2. Di truyền

Có bằng chứng nghiên cứu cho thấy rằng những người có yếu tố di truyền (tính gia đình) bị bệnh gout sẽ có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn so với những người khác. Các nghiên cứu từ Trung tâm Quốc gia về Thông tin Công nghệ sinh học (NCBI) đã chỉ ra rằng 40% người mắc bệnh gout có tiền sử trong gia đình đã từng có người mắc bệnh gút. Trong phần lớn các trường hợp, có nhiều gene ảnh hưởng đến việc tăng nồng độ axit uric.

Yếu tố di truyền ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh gút có sự khác biệt giữa nam giới và phụ nữ. Di truyền đóng góp một phần ba ở nam giới và một phần năm ở phụ nữ. Theo S.-J.Chang từ Đại học Y Kaohsiung, Đài Loan: "Nếu bạn có một người anh em sinh đôi mắc bệnh gút, bạn sẽ có nguy cơ gấp tám lần, trong khi cha/mẹ hoặc con cái mắc bệnh gút sẽ có nguy cơ gấp hai lần".

Gout là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin liên quan đến một số gene. Do đó, nếu trong gia đình có người mắc bệnh gout, nguy cơ mắc bệnh đối với những người khác trong gia đình là rất cao. Có tổng cộng 5 gene được xác định liên quan đến bệnh Gout là HGPRT1, 1 gene tại gan Glc6-phosphat và 3 gene trong tinh hoàn PRPPs1, PRPPs2, PRPPs3.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt không phù hợp không chỉ tăng hàm lượng purin mà còn tạo ra nhiều gốc tự do trong cơ thể, có thể gây biến đổi gen. Việc xác định các gene liên quan đến bệnh gout không chỉ mở ra hiểu biết mới về căn bệnh này mà còn mở ra cơ hội cho phát triển các phương pháp điều trị mới cho người bệnh.

 yếu tố nguy cơ của bệnh gout

Nếu gia đình có bố hoặc mẹ mắc bệnh gout thì các con cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường

3. Chế độ ăn uống

Thói quen ăn uống dưới đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout:

- Chế độ ăn uống không lành mạnh, tiêu thụ quá nhiều thức ăn giàu purin có thể làm tăng nguy cơ tăng nồng độ axit uric trong máu. Khi nồng độ axit uric trong máu tăng cao và duy trì ở mức cao trong thời gian dài, có nguy cơ tạo ra tinh thể urat tại các khớp, dẫn đến bệnh gout.

- Người thiếu vận động có nguy cơ cao gây tăng cân và béo phì. Trọng lượng cơ thể càng lớn, càng làm chậm quá trình loại bỏ axit uric qua thận. Khi nồng độ axit uric máu tăng cao, nguy cơ mắc bệnh gút cũng tăng lên. Theo các thống kê gần đây, 50% bệnh nhân gút có thừa cân trên 20% trọng lượng cơ thể. Tỉ lệ bệnh gout cũng tăng đáng kể ở những người có tăng trưởng cân nặng trên 10%.

- Người tiêu thụ rượu quá mức (hơn 2 ly/ngày ở nam giới và hơn 1 ly/ngày ở nữ giới) cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

 yếu tố nguy cơ của bệnh gout

Uống nhiều rượu bia là một trong những yếu tố nguy cơ làm tăng cơn gout cấp

4. Do một số bệnh lý

Một số tình trạng bệnh cũng đóng góp vào việc tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Các tình trạng này bao gồm: Huyết áp cao, tiểu đường, tăng lipid máu và xơ vữa động mạch, béo phì,….

5. Một số loại thuốc

Dưới đây là một số loại thuốc có ảnh hưởng đến đào thải acid uric máu dẫn đến tăng nguy cơ mắc gout như:

- Aspirin liều thấp: Dù được sử dụng để chống ngưng kết tập tiểu cầu và dự phòng các biến chứng tắc mạch do huyết khối, aspirin liều thấp cũng có thể gây ra bệnh gout thứ phát. Điều này xảy ra vì liều cao hơn 2g/ngày có thể làm tăng thải axit uric qua thận, giảm nồng độ axit uric trong máu.

- Thuốc lợi tiểu: Bao gồm các thuốc nhóm tác dụng lên quai thận, nhóm thiazide, nhóm giữ K+ như ethacrynic acid, furosemide, chlorthalodone, hydrochlorothiazide, amiloride, spironolactone. Các loại thuốc này có thể làm tăng acid uric máu do giảm bài xuất acid uric qua thận. Do đó, người bệnh cần theo dõi nồng độ axit uric máu hoặc điều chỉnh liều thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Thuốc chống lao: Một số thuốc điều trị lao như pyrazinamid và ethambutol cũng có thể gây ra bệnh gout bằng cách tăng axit uric máu. Tuy nhiên, phản ứng này thường chỉ xảy ra khi bệnh nhân tuân thủ điều trị và không cần thiết phải điều trị acid uric máu trừ khi có cơn gout cấp.

- Một số thuốc khác: Các loại thuốc như omeprazol và thuốc hóa trị điều trị ung thư, đặc biệt là các loại thuốc điều trị ung thư máu dòng tủy cũng có thể gây tăng sản xuất axit uric và do đó gây ra cơn gout cấp tính.

Nắm rõ các yếu tố nguy cơ của bệnh gout sẽ giúp bạn hiểu rõ và có biện pháp phòng ngừa từ sớm. Để ngăn chặn mắc gout, bạn nên thay đổi lối sống, hạn chế những thực phẩm giàu purin, không uống rượu bia, tích cực luyện tập thể dục thể thao vừa sức.

ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất