Đau khớp ngón tay trỏ có phải do bệnh gout không?

Nhiều người thắc mắc đau khớp ngón tay trỏ có phải do bệnh gout không? Thực tế, bệnh gout có thể gây đau khớp ngón tay trỏ. Tuy nhiên, biểu hiện đau ngón tay cũng có thể cảnh báo nhiều căn bệnh xương khớp khác. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân đau khớp ngón tay trỏ và biện pháp hỗ trợ giảm đau kịp thời.

Đau khớp ngón tay trỏ có phải do bệnh gout không?

Bệnh gout gây ra cơn đau nghiêm trọng ở vùng khớp của ngón tay, bao gồm cả ngón tay trỏ. Bệnh cũng ảnh hưởng đến nhiều khớp khác như khớp đầu gối, khớp háng, và khớp cổ chân, dẫn đến giảm khả năng vận động ở tay và chân cũng như sưng viêm nghiêm trọng.

Bệnh gout xảy ra khi cơ thể sản xuất quá nhiều acid uric dẫn đến tích tụ tinh thể muối urat trong khớp, gây ra viêm, đau và sưng. Ngón tay trỏ thường là một trong những vị trí thường xuyên bị ảnh hưởng trong bệnh gout. Đau khớp có thể xuất hiện đột ngột và kéo dài trong vài ngày, thậm chí cả tuần kèm theo triệu chứng sưng, nóng đỏ. Để biết chính xác bạn có đang bị gout không, hãy đến bệnh viện để được thăm khám, xét nghiệm máu và nghe tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Đau khớp ngón tay trỏ có phải do bệnh gout không?

Đau khớp ngón tay trỏ có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có gout

Một số nguyên nhân khác gây đau khớp ngón tay trỏ

Vì ngón tay trỏ là một trong những ngón tay được sử dụng thường xuyên nhất trong các hoạt động hàng ngày, nên có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến việc bị đau khớp ở ngón tay này. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

- Chấn thương ngón tay trỏ:

Đau khớp ngón tay trỏ có phải do bệnh gout không?

Chấn thương gây đau ngón tay

Ngón tay trỏ thường tham gia vào rất nhiều hoạt động. Do đó, nếu gặp phải các tai nạn hoặc tổn thương ở ngón tay trỏ sẽ dẫn đến tình trạng đau khớp. Các chấn thương có thể kích thích cơ thể phản ứng bằng việc tạo ra sự viêm, gây ra đau và sưng ở vùng khớp ngón tay, cũng như làm giảm khả năng di chuyển của ngón tay.

- Viêm khớp dạng thấp: 

Đau khớp ngón tay trỏ có phải do bệnh gout không?

Hình ảnh viêm khớp dạng thấp ở tay

Viêm khớp dạng thấp là một loại bệnh hình thành do rối loạn miễn dịch. Trong đó, hệ thống miễn dịch nhận nhầm màng hoạt dịch bảo vệ quanh khớp ngón tay trỏ là một yếu tố gây hại và tiến hành tấn công để tiêu diệt nó. Khi điều này xảy ra, màng hoạt dịch sẽ bị tổn thương, gây ra phản ứng viêm và làm phát sinh cảm giác đau nhức.

- Thoái hóa khớp ngón tay: 

Đau khớp ngón tay trỏ có phải do bệnh gout không?

Thoái hóa khớp ngón tay 

Tuổi tác càng cao thì phần sụn, mô và gân xung quanh khớp ngón tay trỏ dần suy giảm, dẫn đến sự va chạm và ma sát giữa các xương trong ngón tay. Điều này gây ra cảm giác đau nhức khó chịu. Ngoài ra, ngón tay cũng trở nên cứng hơn và khó di chuyển.

- Hội chứng ống cổ tay: 

Đau khớp ngón tay trỏ có phải do bệnh gout không?

Hội chứng ống cổ tay

Khi dây chằng ở cổ tay bị viêm, sưng sẽ tạo ra áp lực lên nhóm dây thần kinh và gây ra các triệu chứng như đau, tê bì và giảm cảm giác ở các ngón tay (trừ ngón cái). Mặc dù không trực tiếp gây ra đau khớp ở ngón tay trỏ, nhưng trong nhiều trường hợp, người bệnh sẽ thay đổi cách sử dụng tay để tránh cảm giác đau tê. Điều này có thể tạo ra áp lực và căng thẳng lên ngón tay trỏ, gây ra đau khớp.

- Hội chứng ngón tay cò súng: 

Đau khớp ngón tay trỏ có phải do bệnh gout không?

Hội chứng tay cò súng

Hội chứng ngón tay cò súng khiến cho các ngón tay luôn uốn cong hình cò súng, và có thể ảnh hưởng tới tất cả các ngón tay, bao gồm cả ngón tay trỏ. Người mắc bệnh ngón tay cò súng thường trải qua các triệu chứng như cứng khớp ngón tay trỏ (đặc biệt là vào buổi sáng), khó duỗi thẳng ngón tay trỏ do thường xuyên ở tư thế uốn cong, sưng ngón trỏ, và đau nhiều hơn khi di chuyển. Hội chứng ngón tay cò súng thường phổ biến ở phụ nữ trên 50 tuổi, cũng như ở nhữ- ng người mắc bệnh tiểu đường, viêm khớp dạng thấp hoặc suy giảm chức năng tuyến giáp.

- Hội chứng De Quervain:

Đau khớp ngón tay trỏ có phải do bệnh gout không?

Hội chứng De Quervain

Hội chứng De Quervain là một loại viêm gân cơ dạng co duỗi ngón tay cái, thường gây ra cảm giác đau nhức ở ngón cái và đôi khi cơn đau có thể lan rộng ra ngón tay trỏ. Khi người bệnh tăng cường hoạt động ở vùng bàn tay, cơn đau thường trở nên nặng hơn, gây ra hạn chế cử động. Trong giai đoạn tiến triển của bệnh, người bệnh thường cảm thấy các động tác ở ngón tay trỏ và ngón tay cái bị giật cục.

Biện pháp hỗ trợ giảm sưng đau khớp ngón tay trỏ

Nếu không được chữa trị kịp thời, đau khớp ngón tay trỏ có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến chức năng vận động của ngón tay và bàn tay. Điều này có thể dẫn đến sự giảm hiệu suất trong công việc, học tập và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Dưới đây là một số phương pháp hỗ trợ giảm đau cho bạn tham khảo:

1. Uống thuốc Tây giảm đau

Thuốc Tây y thường được sử dụng để giảm đau và làm giảm viêm trong trường hợp đau khớp ngón tay trỏ từ trung bình đến nặng. Các loại thuốc này có thể bao gồm thuốc giảm đau, thuốc chống viêm và thuốc bổ khớp. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Tây y có thể gặp phải các tác dụng phụ nguy hiểm như viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, suy gan thận, buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi và chóng mặt. Do đó, thuốc Tây y chỉ là một giải pháp tạm thời và không thể sử dụng lâu dài mà không gây hại cho cơ thể.

2. Massage ngón tay

Đau khớp ngón tay trỏ có phải do bệnh gout không?

Massage nhẹ nhàng giúp giảm bớt sưng đau khó chịu

Massage ngón tay có thể làm giảm đau nhanh chóng, tăng cường lưu thông máu, và thư giãn các mô xung quanh ngón tay, từ đó tăng cường sự tuần hoàn máu đến các ngón tay. Điều này giúp giảm căng cơ, tăng khả năng linh hoạt cho các khớp ngón tay.

Bạn hãy thực hiện các động tác xoa bóp theo hình vòng tròn và theo chiều kim đồng hồ ở khớp ngón tay trỏ bị đau. Sau đó, vuốt nhẹ ngón tay theo hướng từ dưới lên trên hoặc ngược lại. Bạn nên massage 2 lần mỗi ngày.

3. Chườm nóng, lạnh để giảm đau

Đau khớp ngón tay trỏ có phải do bệnh gout không?

Chườm lạnh giúp giảm đau tạm thời

Một trong những phương pháp đơn giản có thể thực hiện tại nhà để giúp giảm đau khớp ngón tay trỏ là chườm ấm hoặc chườm lạnh. Tuy nhiên, quan trọng là phải hiểu rõ mục đích của mỗi phương pháp để đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc giảm triệu chứng mà không gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

- Chườm ấm: Phù hợp với những người bị đau khớp ngón tay do các nguyên nhân bệnh lý gây ra. Phương pháp này giúp làm giãn nở mạch máu, tăng cường quá trình phục hồi tổn thương, giảm tình trạng cứng khớp và giảm đau khớp hiệu quả. Bạn có thể ngâm ngón tay vào nước ấm hoặc sử dụng túi vải đã được nhúng nước ấm để chườm lên vùng bị tổn thương.

- Chườm lạnh: Thích hợp cho những người bị đau khớp ngón tay trỏ do chấn thương. Chườm lạnh giúp giảm viêm, giảm đau và co mạch tại chỗ cho những người bị chấn thương ở vùng ngón tay trỏ. Tương tự như chườm ấm, bạn có thể ngâm ngón tay trong nước lạnh hoặc sử dụng túi đá để chườm lạnh.

4. Sử dụng thảo dược dân gian

Trong dân gian, có một số phương pháp tự nhiên có thể giúp giảm đau và ngăn chặn tình trạng viêm khớp lan rộng, cũng như tăng tính linh hoạt của khớp ngón tay như:

- Ngâm tay nước gừng: Gừng có tác dụng giữ ấm ngón tay, tăng cường lưu lượng máu đến vùng này và hỗ trợ phục hồi tổn thương ở khớp ngón tay. Bạn hãy đun sôi nước rồi thả vài lát gừng vào, sau đó ngâm tay khi nước còn ấm để khớp tay được thư giãn, giảm đau.

- Chườm tay bằng ngải cứu: Ngải cứu và muối hạt có thể giúp giảm sưng đau và hạn chế viêm đau trong khớp ngón tay. Bạn hãy rửa sạch lá ngải cứu, để ráo nước rồi đem sao vàng với muối hạt. Sau đó, bạn cho hỗn hợp này vào túi vải, chườm lên vùng ngón tay bị đau trong khoảng 10 – 15 phút.

- Chườm tay bằng lá lốt: Lá lốt là một nguyên liệu tự nhiên có tác dụng giảm đau trong khớp ngón tay. Bạn đem rửa sạch lá lốt, cắt nhỏ rồi rang với muối. Sau đó, bạn cho hỗn hợp vào túi vải rồi chườm ấm lên vùng khớp bị thương tổn.

Bài viết đã tổng hợp thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc đau khớp ngón tay trỏ có phải bị gút không? Đau khớp ngón tay trỏ gây ra sự hạn chế lớn trong việc vận động của bàn tay, gây ra cảm giác đau nhức và gây khó khăn trong sinh hoạt và công việc hàng ngày. Vì vậy, bạn nên sớm đi khám để biết rõ nguyên nhân và có biện pháp điều trị triệt để.

ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất