Dấu hiệu bệnh gút ở tay: Phát hiện và điều trị sớm ngăn chặn tàn phế
Bệnh gút ở tay vì sao nguy hiểm?
Về mặt tổng quan, bệnh gút không được coi là một căn bệnh nguy hiểm hoặc nghiêm trọng. Tuy nhiên, các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh gút ở tay có thể gây ra sự lo lắng, căng thẳng, mất ngủ và đau đớn cho người bệnh. Đồng thời, bệnh gút cũng gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến các cơ quan khác như:
- Tổn thương trực tiếp các khớp xương: Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh gout có thể dẫn đến lở loét và viêm khớp, thậm chí có nguy cơ liệt cổ tay.
- Ảnh hưởng đến chức năng thận: Bệnh gút ở tay có thể gây tăng axit uric trong máu, đe dọa tạo sỏi thận và suy thận.
- Tăng nguy cơ các biến chứng tim mạch và mạch máu não: Tiến triển của bệnh gút có thể gây tổn thương van tim, dẫn đến nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ, cao huyết áp và các vấn đề về mạch máu.
Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh gout
Tổng hợp dấu hiệu bệnh gút ở tay thường gặp
Một số biểu hiện đặc trưng của bệnh gút ở tay bao gồm:
- Sưng, nóng rát ở cổ tay và khớp tay: Các khớp bị gút thường trở nên sưng to, đỏ, và cảm giác nóng rát. Tình trạng này có thể lan rộng sang các vùng xung quanh.
- Biểu hiện bất thường ở vùng da xung quanh khớp tay: Da xung quanh các khớp cổ tay và ngón tay có thể trở nên bong tróc và gây cảm giác ngứa ngáy.
- Thường xuyên đau nhức tay: Bệnh gút tay thường gây ra đau nhức và khó chịu tại các vị trí như khớp ngón tay, cổ tay, và bàn tay. Đau thường kéo dài và trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn sử dụng tay hoặc va đập vào vùng bị gút. Các cơn đau thường xuất hiện nhiều lần và nặng hơn vào ban đêm, gây mất ngủ và mệt mỏi.
- Hình thành nốt tophi: Nếu bệnh gútt ở tay không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, có thể hình thành nốt tophi trên các khớp. Những cục u này gọi là tophi và nếu không kiểm soát, chúng có thể vỡ ra, gây nhiễm trùng và lở loét.
- Khả năng giảm cử động và biến dạng khớp: Bệnh gút khiến cho việc cử động các khớp tay trở nên khó khăn và không linh hoạt. Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến biến dạng khớp và teo cơ.
Dấu hiệu tiến triển của bệnh gout ở tay
Các phương pháp điều trị bệnh gút ở tay
Các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương pháp điều trị dựa trên tình hình sức khỏe cụ thể và mức độ nghiêm trọng của bệnh gút, bao gồm:
1. Điều trị nội khoa
Nhằm giảm các triệu chứng đau, sưng, viêm do gút, bác sĩ chuyên khoa có thể kê cho bạn đơn thuốc, bao gồm:
- Thuốc kháng viêm: Được sử dụng trong giai đoạn cơn gout cấp. Loại thuốc này giúp giảm viêm nhiễm và ngăn ngừa việc triệu chứng viêm sưng tái phát.
- Thuốc giảm acid uric: Được sử dụng trong giai đoạn mãn tính, nhằm phòng ngừa cơn gout cấp tái phát.
2. Điều trị ngoại khoa
Phẫu thuật loại bỏ tophi ở tay hoặc chân có thể được bác sĩ chuyên khoa đề xuất trong các trường hợp sau:
- Bội nhiễm nốt tophi.
- Biến chứng lở hoặc loét do gout.
- Tophi có kích thước lớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ và các hoạt động hàng ngày như cầm, nắm, di chuyển, ...
Hạt Tophi phình to ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động
3. Điều trị gút bằng Đông y
Điều trị bệnh gút bằng các bài thuốc của Y học cổ truyền cũng là phương pháp được nhiều người áp dụng do mang lại nhiều lợi ích như:
- Ứng dụng các thảo dược giúp giảm đau và viêm, cải thiện khả năng vận động cho người bệnh.
- Áp dung các dược liệu tự nhiên giúp kiểm soát nồng độ acid uric trong máu và ngăn chặn sự tích tụ tinh thể urate trong các khớp, từ đó giảm nguy cơ tái phát của bệnh.
- Các dược liệu Đông y không gây tác dụng phụ nguy hại như các loại thuốc Tây thông thường.
Bài viết đã tổng hợp các dấu hiệu bệnh gút ở tay cho bạn tham khảo. Mong rằng những thông tin bổ ích này sẽ giúp bạn nhận biết và có phương pháp điều trị gút hiệu quả nhất.
-
Thảo dược Kim ngân hoa – Nhất dược tiêu viêm trong Y học cổ truyền
-
Thuốc trị gút Allopurinol và những tác dụng phụ ít người biết
-
Triệu chứng bệnh gút mạn tính: Coi chừng tàn phế khớp vĩnh viễn
-
Bệnh giả gút là gì? Có nguy hiểm không? Có cần phải điều trị không? Giải đáp từ bác sĩ chuyên khoa
-
Nguyên nhân gây tăng acid uric máu và biện pháp điều trị mới nhất hiện nay
-
Ngũ gia bì là thảo dược có tác dụng mạnh gân cốt, khu phong hóa...
-
Cây Gắm, còn được biết đến với các tên gọi khác như dây mấu, vương...
-
Kim ngân hoa là thảo dược quý thường được dùng trong các bài thuốc kháng...
-
Khang Thống Linh là sản phẩm chăm sóc sức khỏe dành cho người có acid...
-
Công ty TNHH Dược phẩm Khang Linh đã nghiên cứu và phân phối trên thị...