Đau đầu gối là bị gì? Biện pháp đơn giản giảm đau đầu gối tại nhà

Những cơn đau ở đầu gối có thể bắt nguồn từ các chấn thương hoặc là biểu hiện của các vấn đề liên quan đến xương khớp. Cụ thể đau đầu gối là bị bệnh gì? Bác sĩ chuyên khoa sẽ giải đáp cho bạn qua nội dung bài viết dưới đây.

Đau đầu gối: Ảnh hưởng sinh hoạt và cuộc sống

Đau đầu gối là hiện tượng cho thấy sự tổn thương xuất hiện trong và xung quanh khớp gối, bao gồm các cấu thành như mô mềm, gân, sụn, dây chằng và túi hoạt dịch. Khớp gối nằm ở vị trí tiếp giáp giữa phần dưới của xương lồi cầu đùi, phần trên của xương chày (mâm chày), và mặt sau của xương bánh chè (che chở mặt trước của khớp gối). Với cấu trúc phức tạp và chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể, cùng với tần suất hoạt động cao, khớp gối thường dễ bị tổn thương.Top of Form

Ngoài tình trạng đau, người bệnh còn nhận thấy các triệu chứng như:

- Đau nhức ở khớp gối.

- Sưng phồng, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

- Màu da ở vùng đầu gối đỏ, cảm giác nóng khi chạm vào.

- Cảm giác cứng cổ hơn ở khớp gối.

- Tiếng lạo xạo khi di chuyển khớp gối.

- Biến dạng, uốn cong hoặc lõm ở khớp gối.

- Mất cảm giác hoặc mất khả năng uốn cong và duỗi thẳng đầu gối.

- Có thể kèm theo các triệu chứng toàn thân như sốt, cảm giác lạnh.

Đau nhức ở đầu gối là một vấn đề phổ biến, gây ảnh hưởng đến khả năng vận động và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hiện tượng đau đầu gối còn có thể là một dấu hiệu cảnh báo về các bệnh xương khớp nguy hiểm đang tiềm ẩn.

Đau đầu gối là bị gì?

Đau khớp gối là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm

Đau đầu gối là bị gì? Top những bệnh lý về xương khớp không thể bỏ qua

Khi đau ở khớp gối, người bệnh thường cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời, họ có thể thoát khỏi cơn đau dai dẳng. Một số bệnh lý về xương khớp gây đau đầu gối bao gồm:

1. Thoái hóa khớp gối

Xuất phát từ quá trình lão hóa tự nhiên hoặc các yếu tố nguy cơ như tai nạn, béo phì, hoạt động vận động cường độ cao, thiếu luyện tập thể dục đều đặn, chế độ ăn uống không cân đối, và thói quen ngồi xổm. Người bệnh có thể cảm nhận đau ở mặt trước và bên trong khớp gối, cùng với tiếng lụp cụp khi gập hoặc duỗi, và đau tăng lên khi vận động.

2. Viêm khớp gối

Đau đầu gối là bị gì?

Hình ảnh viêm khớp gối

Khi khớp bị viêm, sụn trơn bị mòn, trở nên xù xì và thô ráp, làm giảm khả năng hấp thụ các chấn động và gây đau và khó khăn khi vận động. Cơn đau thường xuất hiện vào buổi sáng, kèm theo cảm giác cứng khớp kéo dài tối đa 30 phút.

3. Viêm khớp dạng thấp

Bệnh lý tự miễn gây tổn thương nghiêm trọng cho màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn, dẫn đến đau khớp, cứng khớp và biến dạng khớp.

4. Bệnh gout

Đau đầu gối là bị gì?

Bệnh gout gây tích tụ muối urat tại khớp dẫn đến sưng đau khớp tay chân

Bệnh gout hình thành do rối loạn chuyển hóa tăng axit uric trong máu, gây đau và viêm khớp, có thể ảnh hưởng đến khớp gối cũng như các khớp khác.

5. Bàn chân bẹt

Lòng bàn chân phẳng có thể gây căng thẳng cho dây chằng bên của đầu gối, làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối.

6. Một số bệnh lý khác

Ngoài chấn thương và các bệnh lý liên quan đến xương khớp, có nhiều yếu tố khác có thể gây ra đau nhức ở đầu gối, bao gồm cả lối sống không lành mạnh. Cụ thể, những thói quen không tốt như thức khuya, sử dụng quá mức chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá), thiếu hoạt động vận động, sẽ làm cho xương khớp trở nên yếu hơn và dễ bị các vấn đề về sức khỏe. Hơn nữa, việc tăng cân nhanh chóng cũng có thể gây tổn thương cho khớp gối do phải chịu áp lực lớn, kể cả trong những hoạt động thường ngày như đi bộ hoặc lên xuống cầu thang.

Biện pháp đơn giản giảm đau nhức đầu gối

Để biết chính xác đau nhức đầu gối là do bệnh gì, tốt nhất bạn nên tới cơ sở y tế để được kiểm tra. Dưới đây là một số cách hỗ trợ giảm đau nhức đầu gối bạn có thể áp dụng để giảm bớt cơn đau:

- Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi giúp các mô trong khớp gối được phục hồi, giảm đau và tránh nguy cơ tổn thương.

- Bài tập giảm đau đầu gối: Bạn nên áp dụng các bài tập vận động cơ bắp chân để khớp xương được linh hoạt, giảm bớt sưng đau. Bạn nên tập với cường độ nhẹ nhàng, mỗi ngày khoảng 15 – 30 phút.

- Chườm lạnh hoặc chườm nóng: Đây là biện pháp hiệu quả để giảm đau ở đầu gối. Chườm lạnh giúp giảm đau nhanh chóng, làm chậm quá trình viêm và giảm nguy cơ sưng tấy và tổn thương mô, đặc biệt phù hợp cho những cơn đau do chấn thương sau 48 giờ. Trong khi đó, chườm nóng lại có hiệu quả hơn trong việc điều trị đau cơ hoặc đau khớp mạn tính, nhưng không nên áp dụng cho người có da bị viêm, nóng, hoặc có vết thương hở.

Bài viết đã giúp bạn tìm hiểu đau đầu gối là bị gì và những biện pháp đơn giản giúp giảm sưng đau đầu gối. Bạn đang phải chịu đựng những cơn đau nhức, sưng, mỏi đầu gối hàng ngày, hãy đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và điều trị phù hợp.

ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất