Chỉ số acid uric trong máu tăng cao phải làm sao?Mách bạn cách đơn giản giảm acid uric trong máu nhanh nhất
Vì sao nồng độ acid uric trong máu tăng cao gây bệnh gout?
Purin là thành phần cấu trúc có trong thành phần cấu trúc của ADN và ARN có trong tế bào. Purin có trong các loại thực phẩm theo vào trong cơ thể. Khi Purin bị phá vỡ sẽ dẫn đến chuyển hóa thành acid uric. Nồng độ acid uric tăng cao sẽ khiến các tinh thể muối urate hình thành. Các tinh thể muối này tích tụ ở các mô quanh khớp, lâu dần sẽ dẫn đến viêm khớp, đây chính là biểu hiện của bệnh gout.
Tinh thể urat chủ yếu đọng lại ở khớp ngón tay, ngón chân, đầu gối, mắt cá chân,…. Nồng độ acid uric trong máu tăng cao nhưng không được phát hiện và điều trị sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng ở khớp, thận và nhiều cơ quan khác.
Chỉ số acid uric tăng cao dẫn đến gout, sỏi thận, tim mạch và nhiều bệnh lý khác
Chỉ số acid uric trong máu cao bao nhiêu là bị gout?
Trong cơ thể, acid uric sẽ được đào thải ra ngoài thông qua đường nước tiểu. Vì vậy, thực hiện xét nghiệm nồng độ acid uric trong máu là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán chính xác bệnh gout. Với người khỏe mạnh, nồng độ acid uric ở nam giới thường dao động trong khoảng từ 210 - 420 mmol/L và nữ giới thường trong khoảng 150 - 360 mmol/L. Khi chỉ số acid uric tăng cao hơn trong ngưỡng giới hạn này cho thấy cơ thể bạn đang tích tụ nhiều acid uric hoặc chức năng thận bị suy giảm dẫn đến không đào thải acid uric.
Tuy nhiên, chẩn đoán bệnh gout ngoài làm xét nghiệm máu để theo dõi chỉ số acid uric còn cần phải dựa vào các dấu hiệu khác. Nguyên nhân là bởi ở giai đoạn đầu, các triệu chứng lâm sàng của bệnh gout chưa biểu hiện rõ ràng mặc dù chỉ số acid uric cao. Khi tình trạng acid uric tăng cao trong thời gian dài sẽ gây lắng đọng tinh thể urat trong khớp, dẫn đến đau khớp. Lúc này, người bệnh mới được chẩn đoán là gout.
Những yếu tố tác động dẫn đến tăng acid uric trong máu
Vì sao nồng độ uric trong máu tăng cao?
Nồng độ acid uric đột ngột tăng cao trong máu do những nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân nguyên phát: Khi bạn bổ sung những thực phẩm chứa hàm lượng purin cao như: Nội tạng động vật, thịt đỏ, hải sản, bia rượu,… sẽ khiến tăng chỉ số acid uric máu.
- Nguyên nhân thứ phát: Những rối loạn về gen, hoặc thận không có khả năng thanh lọc acid uric ra ngoài khiến nồng độ tăng cao. Ngoài ra, một số loại thuốc như thuốc chống lao, thuốc lợi tiểu,… cũng tác động làm tăng acid uric.
Xét nghiệm nồng độ acid không chỉ góp phần chẩn đoán bệnh gout mà còn có thể sử dụng để tầm soát các bệnh lý khác do tăng acid uric máu gây ra như:
- Bệnh thiếu máu do tan máu bẩm sinh.
- Béo phì.
- Nhiễm độc thai nghén.
- Tiền sản giật.
- Suy thận.
- Suy tim.
Tốt nhất khi có triệu chứng đau và sưng đỏ các khớp ở ngón chân, đau ngón tay, đau đầu gối,… nên đi thăm khám để được chẩn đoán chính xác bệnh lý đang phải đối mặt.
Muốn biết nồng độ acid uric là bao nhiêu cần phải thực hiện xét nghiệm máu
Nên làm gì khi chỉ số acid uric trong máu tăng cao?
Theo bác sĩ chuyên khoa, chỉ số acid uric trong máu cao hơn bình thường nhưng không gây ra triệu chứng gì thì hầu hết không phải dùng thuốc mà chỉ cần thay đổi cách ăn uống, sinh hoạt. Nếu bạn có chỉ số acid uric cao và bị gout cần uống thuốc để giảm bớt những cơn đau nhức, khó chịu kèm theo ăn uống, sinh hoạt đúng cách.
Người bệnh nên:
- Tránh ăn các thực phẩm giàu purin như: Đồ uống chứa caffein, măng tây, rau bina, nội tạng động vật, nấm, bia rượu,….
- Không dùng nước ngọt có ga.
- Hạn chế ăn hải sản.
- Tăng cường vận động đúng cách.
- Bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ đào thải acid uric của thận.
- Giảm cân (nếu thừa cân, béo phì) để chỉ số BMI để giảm áp lực lên khớp.
- Tránh thức khuya, nghỉ ngơi điều độ, tránh căng thẳng, stress.
Những thực phẩm giúp giảm chỉ số acid uric nên ăn hàng ngày
Chỉ số acid uric trong máu cao và những dấu hiệu đau, sưng, đỏ khớp tay, chân là biểu hiện của bệnh gout. Nếu thấy các triệu chứng bất thường ở khớp tay, chân bạn nên đi thăm khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị đúng cách, tuyệt đối không tự ý mua thuốc sử dụng để tránh những tác dụng phụ khác.
-
Thảo dược Kim ngân hoa – Nhất dược tiêu viêm trong Y học cổ truyền
-
Thuốc trị gút Allopurinol và những tác dụng phụ ít người biết
-
Triệu chứng bệnh gút mạn tính: Coi chừng tàn phế khớp vĩnh viễn
-
Bệnh giả gút là gì? Có nguy hiểm không? Có cần phải điều trị không? Giải đáp từ bác sĩ chuyên khoa
-
Nguyên nhân gây tăng acid uric máu và biện pháp điều trị mới nhất hiện nay
-
Ngũ gia bì là thảo dược có tác dụng mạnh gân cốt, khu phong hóa...
-
Cây Gắm, còn được biết đến với các tên gọi khác như dây mấu, vương...
-
Kim ngân hoa là thảo dược quý thường được dùng trong các bài thuốc kháng...
-
Khang Thống Linh là sản phẩm chăm sóc sức khỏe dành cho người có acid...
-
Công ty TNHH Dược phẩm Khang Linh đã nghiên cứu và phân phối trên thị...