Cách điều trị bệnh gút mãn tính và những lưu ý quan trọng không thể bỏ qua

Bệnh gút mãn tính không chỉ gây đau đớn mà còn khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ tàn phế khớp, sỏi thận và bệnh tim mạch. Dưới đây là những cách điều trị bệnh gút mãn tính được áp dụng nhiều nhất hiện nay.

Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh gút mãn tính?

Bệnh gút mãn tính hình thành do các nguyên nhân sau:

- Nguyên nhân chủ quan: Nhiều người mắc gút cấp tính đã điều trị và các triệu chứng được cải thiện nên chủ quan không điều trị tận gốc dẫn đến mãn tính.

- Không điều trị kịp thời: Dù việc phát hiện bệnh gout diễn ra sớm, nhưng việc không thực hiện điều trị đúng dẫn đến phát triển thành mãn tính.

- Chế độ sinh hoạt không lành mạnh: Người mắc gút tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu purin như: Thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản,… và uống nhiều rượu bia, chất kích thích, thiếu vận động... khiến gút chuyển sang mãn tính.

- Sử dụng thuốc tây quá liều: Việc sử dụng thuốc tây quá nhiều dẫn đến hiện tượng kháng thuốc và gây ra các biến chứng sau này.

Do sử dụng không đúng thuốc điều trị gout hoặc không kiên trì trong việc sử dụng, không tuân thủ theo hướng dẫn cũng gây nên bệnh.

Cách điều trị bệnh gút mãn tính

Gút mãn tính có thể biến chứng ảnh hưởng đến Khớp, Thận, Tim mạch

Dấu hiệu bệnh gút mãn tính là gì?

Gout mãn tính thường xuất hiện với những biểu hiện đặc trưng dưới đây:

- Cơn đau gout lặp lại nhiều lần hoặc tái phát liên tục trong tháng hoặc vài lần trong năm.

- Tần suất cơn đau gout cấp tăng lên, diễn ra thường xuyên trong tháng, thậm chí là trong tuần, với mức độ đau ngày càng nặng và kéo dài hơn so với trước đây.

- Cơn đau gout xuất hiện ở nhiều khớp khác nhau trên cơ thể, chủ yếu ở khớp ngón chân cái ban đầu, sau đó mở rộng đến cổ chân, đầu gối, ngón tay, cổ tay...

- Sự lắng đọng của urat tại các khớp xương và các bộ phận khác; hình thành các hạt tophi dưới da và gây bệnh khớp do tinh thể urat tích tụ quá nhiều.

- Chức năng thận suy giảm đáng kể do lượng axit uric dư thừa khiến thận phải làm việc quá mức.

- Chỉ số axit uric cao, dao động trong khoảng 580-700mmol/l. Có trường hợp người mắc gout mạn tính có chỉ số axit uric thấp do axit uric chủ yếu tập trung tại các khớp, gây ra nhiều cơn đau dai dẳng.

Cách điều trị bệnh gút mãn tính

Hạt Tophi phá hủy cấu trúc xương 

Điều trị bệnh gút mãn tính sớm, ngăn chặn biến chứng tai hại

Bệnh gút mãn tính dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

- Hạt tophi: Hạt tophi là biểu hiện đặc trưng của người mắc gout mạn tính, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây mất tự tin trong giao tiếp và suy giảm chức năng vận động của khớp, gây khó khăn trong hoạt động hàng ngày.

- Sỏi urat của thận: Sỏi urat là loại sỏi không thể nhìn thấy bằng mắt thường, chỉ có thể được phát hiện thông qua siêu âm hệ tiết niệu. Nếu người mắc bệnh không nhận biết được sự tăng acid uric trong máu và chỉ chú ý đến viêm sỏi thận, việc tăng cường chế độ ăn đạm sẽ tăng lượng muối, gây ra sự tiến triển của bệnh.

- Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý: Điều trị gút mạn tính thường đòi hỏi sử dụng chất "colchicine", đặc biệt thấy ở những bệnh nhân có các vấn đề chuyển hóa kèm theo như tăng huyết áp, đường huyết cao, rối loạn lipid, và béo phì.

- Đột quỵ: Biến chứng này xuất hiện khi tinh thể muối urat lắng đọng trực tiếp trong mạch máu, gây cản trở quá trình lưu thông máu, làm tổn thương hệ mạch, van tim và cơ tim. Điều này tăng nguy cơ đột quỵ và tai biến.

Ngoài ra, bệnh gout mạn tính còn có thể gây ra các biến chứng khác (không phổ biến) như: Rối loạn cảm giác, tầm nhìn kém, khô mắt, đục thủy tinh thể, viêm loét dạ dày, tăng nguy cơ nhiễm trùng,…..

Cách điều trị bệnh gút mãn tính

Biến dạng khớp do gút 

Tổng hợp các cách điều trị bệnh gút mãn tính

1. Nguyên tắc điều trị gút mãn tính

Để điều trị gout mạn tính, bệnh nhân cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ: Việc này là quan trọng nhất để đảm bảo hiệu quả và ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.

- Uống đủ nước: Tăng cường uống nước, bao gồm nước lọc, nước ép hoa quả, và nước trái cây, giúp thải acid uric qua nước tiểu.

- Chế độ ăn lành mạnh: Tiêu thụ nhiều thực phẩm tự nhiên như rau xanh, hoa quả, xà lách, cà rốt, dưa leo, chuối, khoai tây, xoài, măng, rau atiso... Cũng nên bổ sung một lượng nhỏ trứng và sữa không đường.

- Sinh hoạt điều độ: Thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, dưỡng sinh, cầu lông, bóng bàn, bóng hơi, đạp xe để duy trì sức khỏe mà không gây căng thẳng tinh thần và thể chất.

Khi bệnh gout chuyển sang giai đoạn mãn tính, quá trình điều trị trở nên phức tạp hơn và đòi hỏi sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ. Trước khi kê đơn điều trị, bác sĩ thường tiến hành các xét nghiệm như siêu âm, xét nghiệm máu, chụp X-quang, xét nghiệm dịch khớp và chụp cắt lớp để đánh giá tình trạng bệnh.

Cách điều trị bệnh gút mãn tính

Những thực phẩm người mắc gút nên ăn 

2. Cách điều trị bệnh gút mãn tính bằng thuốc Tây

Bác sĩ chuyên khoa có thể kê cho bạn các loại thuốc sau:

- Thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid: Dùng để kiểm soát triệu chứng đau nhức và ức chế phản ứng viêm.

- Thuốc hạ acid uric: Bao gồm thuốc giảm tổng hợp axit uric, thuốc tăng thải axit uric, và thuốc hủy urat, giúp kiểm soát lượng axit uric trong cơ thể.

Việc sử dụng thuốc cần thận trọng để tránh tác dụng phụ. Bệnh nhân cần thông báo về mọi thay đổi hoặc vấn đề liên quan đến thuốc để bác sĩ có thể can thiệp kịp thời.

3. Cách điều trị bệnh gút mãn tính bằng phẫu thuật

Cách điều trị bệnh gút mãn tính

Phẫu thuật loại bỏ cục Tophi do gút

Phẫu thuật thường áp dụng cho những trường hợp hạt Tophi phát triển quá mức, đặt ra nguy cơ tổn thương nghiêm trọng cho các khớp, hệ thống thần kinh và các cơ quan trong cơ thể. Trong những trường hợp như vậy, bác sĩ có thể đưa ra quyết định phẫu thuật để giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Mục tiêu của phẫu thuật là loại bỏ các hạt Tophi để khôi phục chức năng vận động của cơ thể. Tuy nhiên, trong những trường hợp hạt Tophi quá lớn hoặc gắn kết chặt với khớp, quá trình phẫu thuật có thể gặp khó khăn. Ngoài ra, cần lưu ý rằng quá trình phẫu thuật cũng mang theo những rủi ro và tác động tiềm ẩn đáng kể.

Trên đây là những cách điều trị bệnh gút mãn tính phổ biến hiện nay. Bác sĩ chuyên khoa cho rằng bệnh gút mãn tính rất khó điều trị triệt để, bắt buộc phải tuân thủ chặt chẽ phác đồ và chế độ ăn uống sinh hoạt để ngăn chặn biến chứng.

ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất