Cách điều trị bệnh gút mãn tính ngăn chặn tàn phế khớp tay chân

Bệnh gút mãn tính thường bùng phát đột ngột sau một thời gian dài không được ngăn chặn. Bệnh gút mãn tính có thể gây tàn phế khớp, đe dọa chức năng thận và tim mạch.

Bệnh gút mãn tính là gì?

Bệnh gút mãn tính hình thành khi cơ thể xảy ra mất cân bằng giữa quá trình sản xuất và loại bỏ acid uric kéo dài, khiến tinh thể urat xuất hiện ở khớp gây đau đớn dữ dội, sưng, nóng khớp kéo dài.

Nguyên nhân của bệnh gút mãn tính là do: 

- Gút cấp tính kéo dài: Các cơn đau gút cấp sau khi giảm nhẹ vẫn có thể làm tăng acid uric, lẫn lưu lại âm thầm. Khi điều kiện thích hợp xuất hiện, bệnh gút có thể tái phát và chuyển thành gút mạn tính.

- Tác động của các yếu tố khác như: Di truyền, rối loạn chuyển hóa glucid, protid, lipid, bệnh tiểu đường, viêm khớp, viêm đường tiết niệu,… hoặc chế độ ăn uống nhiều đạm,….

Bệnh gút mãn tính thường tiến triển trong thời gian dài. Người bệnh nên sớm phát hiện các triệu chứng để sớm nhận biết và điều trị.

Cách điều trị bệnh gút mãn tính

Bệnh gút mãn tính gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khớp xương 

Triệu chứng gút mãn tính: Chú ý cơn đau khớp

Khác với gút cấp tính, bệnh gút mạn tính có thời gian phát triển chậm. Để chẩn đoán chính xác, cần thực hiện các xét nghiệm và thăm khám chuyên môn. Dưới đây là mô tả chi tiết về những đặc điểm của bệnh gút mãn tính:

- Thời gian gây gút mãn tính: Tùy vào từng cơ địa mà có thể sau vài tháng vài năm, thậm chí 10-20 năm sau cơn gút cấp, bệnh gút mạn tính mới bùng phát mạnh mẽ.

- Những cơn đau ở khớp: Các cơn đau ở khớp tay, khớp chân thường xuyên tái phát, với tần suất và mức độ đau cao hơn, thậm chí sau khi đã sử dụng thuốc giảm đau.

- Nổi cục tophi: Các cục tophi xuất hiện ở các vùng nhìn thấy (xung quanh khớp, khuỷu tay, ngón chân, cổ chân, ngón tay) hoặc các vùng không thể nhìn thấy bằng mắt thường (như mô thận, sỏi tiết niệu).

- Biến dạng khớp: Khi cục tophi hình thành sẽ khiến khớp xương bị biến dạng, mất khả năng điều khiển chi, nhiễm trùng, lở loét.

- Hàm lượng acid uric trong máu: Acid uric tăng mạnh, gây kết tủa tinh thể hình kim tại màng hoạt dịch, đầu xương sụn, là nguyên nhân tạo thành cục tophi.

Khi chụp X-quang, kết quả thường cho thấy sự khuyết xương hình hốc ở các đầu xương hoặc khuyết đầu ở sụn khớp, vỏ xương. Trong mức độ nặng, có thể thấy hình ảnh gai xương thoái hóa.

Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng như cơn đau, đặc biệt sau khi ăn no, uống rượu bia, hoặc đau khi đang ngủ, đây có thể là dấu hiệu của bệnh gút mãn tính. Người bệnh cần sắp xếp thời gian để thăm bác sĩ và tiến hành các xét nghiệm, để có chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cách điều trị bệnh gút mãn tính

Hạt Tophi có thể vỡ ra gây lở loét, nhiễm trùng 

Biến chứng nguy hiểm của bệnh gút mãn tính

Gút mãn tính gây ra nhiều biến chứng cho cơ thể, bao gồm:

- Biến chứng về thận: Sự lắng đọng acid uric không chỉ gây tổn thương mô sụn mà còn tiếp tục lắng đọng trong thận, dẫn đến hình thành sỏi thận, viêm thận, và suy thận cấp. Điều này giảm khả năng lọc máu và gây tổn thương vĩnh viễn đến chức năng thận.

- Biến chứng xương khớp: Hạt tophi xuất hiện từ gút mãn tính chắc chắn làm biến dạng và thoái hóa mô khớp. Những cơn đau, sưng đỏ từ bệnh gút mạn tính tạo ra ảnh hưởng xấu đến khả năng vận động, tâm trạng và sức khỏe toàn diện của bệnh nhân.

- Biến chứng tim mạch: Gút mạn tính tăng nguy cơ đột quỵ, suy tim, và viêm cơ tim do acid uric lắng đọng và tạo hạt tophi, gây viêm đau và tắc nghẽn máu lưu thông.

- Biến chứng thần kinh: Ngoài việc phải chịu đựng cơn đau thường xuyên và khó khăn trong hoạt động, gút mãn tính còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh, suy sụp tinh thần, stress, trầm cảm,….

Cách điều trị bệnh gút mãn tính

Biến chứng nguy hiểm của bệnh gút đối với sức khỏe

Phương pháp điều trị bệnh gút mãn tính

Khi bước vào giai đoạn bệnh gút mạn tính, người bệnh cần nhận thức rằng quá trình điều trị sẽ là một hành trình đầy thách thức, kéo dài và đôi khi nguy hiểm hơn so với gút cấp tính.

Trước khi đưa ra các phác đồ điều trị, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn thực hiện nhiều loại xét nghiệm như siêu âm, thử máu, và chụp X-quang,… để chẩn đoán chính xác cấp độ bệnh. Các phương pháp điều trị bao gồm:

- Dùng thuốc giảm đau: Sử dụng các loại thuốc kháng viêm không steroid để giảm đau, hoặc có thể kê đơn thuốc colchicine, corticosteroid, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân.

- Dùng thuốc điều tiết acid uric: Sử dụng thuốc như allopurinol hoặc probenecid để giảm nồng độ acid uric, từ đó làm chậm quá trình kết tủa tinh thể.

- Phẫu thuật: Trong những trường hợp nghiêm trọng, khi hạt tophi ảnh hưởng đến vận động, tạo ra vấn đề thẩm mỹ hoặc gây tổn thương nặng, phẫu thuật để loại bỏ là một lựa chọn.

- Kết hợp chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt: Bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng hỗ trợ người bệnh thiết lập chế độ ăn uống cắt giảm thực phẩm giàu đạm (hải sản, thịt đỏ, thịt bò, thịt chó), không uống rượu bia, tăng cường rau xanh, hoa quả,… để giảm lượng acid uric ra khỏi cơ thể.  

Cách điều trị bệnh gút mãn tính

Thực phẩm người mắc gút nên ăn và không nên ăn

Trên đây là cách điều trị bệnh gút mạn tính đòi hỏi sự kiên trì và tuân thủ theo mọi chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được kết quả mong muốn. Đồng thời, việc theo dõi và tái khám định kỳ là quan trọng để đảm bảo tình trạng giảm biến chứng và ngăn ngừa tái phát.

ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất