Biến chứng bệnh gout gây viêm thận, cắt cụt chi sống tàn phế suốt đời
Biến chứng bệnh gout: Rất nguy hiểm nếu không được điều trị sớm
Bệnh gout hình thành khi nồng độ acid uric trong máu tăng cao, khiến người bệnh đau nhức các khớp tay, khớp chân. Điều này không chỉ cản trở vận động, khiến người bệnh đau đớn, khó chịu, mất ngủ mà còn làm tăng nguy cơ biến chứng tai hại như:
- Hạt tophi:
Đây là biến chứng phổ biến của bệnh gout. Hạt tophi có hình dạng tương tự như những khối u nhỏ, thường nằm ở trên khớp ngay dưới da. Mặc dù hạt tophi phát triển dưới lớp da nhưng vẫn có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Hạt tophi gây viêm da, nóng, đỏ da. Càng để lâu, hạt tophi càng to dần lên và có thể dẫn đến vỡ ra, chảy ra chất nhầy màu trắng hoặc dịch vàng. Các vết lở loét cho hạt tophi rất lâu liền, thậm chí có thể gây nhiễm trùng mạn tính. Đa phần nhiễm trùng thường xảy ra ở những vị trí gây tỳ đè, cọ xát như: Bàn tay, bàn chân, khủy tay, khuỷu chân. Thậm chí có không ít bệnh nhân tự chọc vào hạt tophi dẫn đến vỡ và chảy dịch, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Cơ chế gây nên bệnh Gout có thể bắt nguồn từ những thói quen ăn uống không lành mạnh
- Ảnh hưởng đến chức năng thận:
Ngoài gây tổn thương khớp xương, bệnh gout còn tác động đến các cơ quan khác, đặc biệt là thận. Ước tính 20% bệnh nhân gout phải đối mặt với tình trạng tổn thương thận với 2 cơ chế thường gặp như sau:
- Cơ chế trực tiếp: Lắng đọng tinh thể muối urat có thể gây tổn hại trực tiếp đến ống thận và cầu thận, lâu ngày dẫn đến viêm và giảm chức năng thận.
- Cơ chế gián tiếp: Sỏi thận có thể hình thành từ tinh thể muối urat, lâu dần gây tắc nghẽn, ứ nước ở thận, viêm đường tiết niệu, suy giảm chức năng thận.
Biến chứng bệnh gout ảnh hưởng đến thận, tim mạch và các khớp chân tay
Không điều trị bệnh gout đúng cách sẽ khiến những tinh thể urat lắng đọng ở kẽ thận, niệu quản và bể thận. Lâu ngày những tinh thể này sẽ tạo nên sỏi uric gây nên sỏi niệu đạo, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang,…. Sỏi uric có thể gây tắc nghẽn đài bể thận, ứ nước, ứ mủ trong thận và tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, đi tiểu ra máu.
Bệnh gout có thể gây biến chứng thận mãn tính làm giảm chức năng lọc cầu thận, dẫn đến giảm độ lọc của acid uric. Hệ quả khi nồng độ acid uric trong máu tiếp tục tăng sẽ làm bệnh thận trầm trọng hơn nữa. Người bệnh còn có thể đối diện với nguy cơ chạy thận nhân tạo, lọc máu, thậm chí tử vong.
Điều trị bệnh gout bằng thuốc Tây: Gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Điều trị bệnh gout bằng thuốc Tây không đúng với chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa dẫn đến những tác dụng phụ như:
- Sử dụng thuốc chống viêm giảm đau có thể gây suy thận, suy gan, xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày tá tràng,….
- Dùng thuốc Colchicine có thể gây tiêu chảy cấp nếu dùng quá liều lượng cho phép.
- Dùng thuốc kháng sinh, Allopurino có thể gây dị ứng.
- Nhóm thuốc corticoid giúp giảm đau nhanh nhưng lại làm giảm thải acid uric qua thận nên làm acid bị tích tự lại thành các hạt tophi dẫn đến nguy cơ bệnh thận mãn tính. Đồng thời, nhóm thuốc này còn làm tăng nguy cơ đái tháo đường, tăng huyết áp, loãng xương, suy thượng thận, đục thủy tinh thể, xuất huyết tiêu hóa.
Để giảm bớt các tác dụng phụ của thuốc Tây, nhiều người chuyển sang áp dụng các bài thuốc của Y học cổ truyền
Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa
Để ngăn chặn biến chứng của bệnh gout, bác sĩ chuyên khoa khuyên người bệnh nên dùng thuốc đúng liều lượng kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh để cơ thể đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Một số trường hợp bệnh nặng có thể phải cắt bỏ khối u tophi để cải thiện khả năng đi lại.
Về chế độ ăn uống, người bệnh nên chú ý:
- Chỉ ăn chất đạm không quá 150g/ ngày.
- Ăn hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều purin.
- Hạn chế rượu bia, chất kích thích và các thực phẩm cay như ớt, hạt tiêu.
- Uống nhiều nước, tăng cường bổ sung nước lọc, hoa quả, sữa,… để cơ thể đào thải acid uric qua nước tiểu.
- Bổ sung các loại súp, cháo loãng kết hợp rau xanh, hoa quả.
- Sinh hoạt điều độ, làm việc nhẹ nhàng để giảm đau xương khớp.
Nội dung bài viết đã tổng hợp những biến chứng của bệnh gout và phương pháp điều trị cho bạn tham khảo. Khi nhận thấy những cơn đau nhức, sưng, đỏ, cứng khớp, tốt nhất người bệnh nên đi thăm khám để điều trị sớm theo lộ trình của bác sĩ chuyên khoa, tránh những biến chứng nguy hiểm.
-
Thảo dược Kim ngân hoa – Nhất dược tiêu viêm trong Y học cổ truyền
-
Thuốc trị gút Allopurinol và những tác dụng phụ ít người biết
-
Triệu chứng bệnh gút mạn tính: Coi chừng tàn phế khớp vĩnh viễn
-
Bệnh giả gút là gì? Có nguy hiểm không? Có cần phải điều trị không? Giải đáp từ bác sĩ chuyên khoa
-
Nguyên nhân gây tăng acid uric máu và biện pháp điều trị mới nhất hiện nay
-
Ngũ gia bì là thảo dược có tác dụng mạnh gân cốt, khu phong hóa...
-
Cây Gắm, còn được biết đến với các tên gọi khác như dây mấu, vương...
-
Kim ngân hoa là thảo dược quý thường được dùng trong các bài thuốc kháng...
-
Khang Thống Linh là sản phẩm chăm sóc sức khỏe dành cho người có acid...
-
Công ty TNHH Dược phẩm Khang Linh đã nghiên cứu và phân phối trên thị...