Bệnh gút trở nặng vào mùa đông: Nguyên nhân và cách khắc phục

Gút là căn bệnh đang rất phổ biến, gây cảm giác đau đớn và làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Những cơn đau gút thường tiến triển mạnh mẽ vào mùa đông, nhất là khi nhiệt độ xuống thấp. Vì sao bệnh gút trở nặng vào mùa đông? Làm thế nào để phòng ngừa gút tái phát? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu và phòng ngừa bệnh gút đau nặng vào mùa lạnh.

Vì sao cơn đau gút gia tăng vào mùa đông?

Bệnh gút là căn bệnh xảy ra khi nồng độ axit uric trong máu tăng cao, dẫn đến việc hình thành tinh thể urat trong các khớp và cơ quan khác của cơ thể, gây ra tình trạng sưng phồng, viêm nhiễm và đau đớn. Đặc biệt, trong mùa đông, những người mắc bệnh gút thường gặp khó khăn và phải đối mặt với những cơn đau tê buốt ở các khớp xương.

Nguyên nhân bệnh gút trở nặng vào mùa đông là do:

- Trong thời tiết lạnh, cơ thể cần phải sản xuất dịch nhầy bôi trơn cho các khớp. Tuy nhiên, dịch này làm tăng độ nhớt của máu và kích thích quá trình hình thành tinh thể urat trong xương khớp.

- Khi nhiệt độ giảm, các lỗ chân lông co lại, gây ra sự co bóp của mạch máu ngoại vi, làm giảm lưu thông máu và dẫn đến sự suy giảm về lượng máu mang theo dưỡng chất đến các khớp.

- Tình trạng lượng máu suy giảm kết hợp với sự hình thành tinh thể urat trong các khớp, là nguyên nhân chính gây ra cơn đau gút cấp, khiến cho các khớp sưng đau mạnh mẽ.

- Trong khi thời tiết lạnh, các gân cơ có thể co lại và dịch trong khớp cũng có thể đông đặc hơn, làm cho các khớp trở nên cứng và đau nhức, khó di chuyển. Sự ít vận động trong thời tiết lạnh cũng có thể làm cho các khớp trở nên cứng hơn.

Theo Đông y, thời tiết lạnh có thể gây ra bệnh phong hàn thấp, làm giảm sự lưu thông của khí huyết và gây ra đau đớn ở xương khớp. Đối với người già, khi cơ thể trở nên yếu đuối, chức năng hoạt động của xương khớp cũng giảm, làm giảm lưu lượng khí huyết và không thể duy trì việc nuôi dưỡng các gân mạch.

Bệnh gút trở nặng vào mùa đông

Bệnh gút trở nặng vào mùa đông là vấn đề nhiều người phải đối mặt

Phòng ngừa bệnh gout trở nặng vào mùa đông: Những điều cần biết

Để ngăn chặn bệnh gout đau nặng khi thay đổi thời tiết, người bệnh nên chú ý:

- Người mắc bệnh gout cần duy trì khẩu phần ăn uống đủ protein theo nhu cầu khuyến nghị nhưng giảm lượng purin để giảm tạo thành axit uric trong cơ thể. Thực phẩm giàu purin bao gồm hải sản như cá cơm, cá mòi, cá trích, trứng cá muối, thịt bò, lợn, gia cầm, thịt hun khói, giăm bông, mỡ động vật và nước hầm xương. Khẩu phần thịt cá hàng ngày không nên vượt quá 150g.

- Chế độ ăn của người mắc bệnh gout nên ít chất béo, không vượt quá 30% tổng nhu cầu năng lượng; tăng cường carbohydrate và rau xanh trong khẩu phần. Thực phẩm chứa các chất chống oxy hóa như lựu, quả mâm xôi, dâu tây nên được ưa thích. Người mắc bệnh gout cần ưu tiên thực phẩm kiềm và sữa ít béo, protein thực vật để giúp giảm nồng độ axit uric trong máu.

- Uống đủ nước (khoảng ba lít mỗi ngày), kèm theo nước khoáng có thể giúp tăng cường đào thải axit uric qua thận. Cần tránh uống đồ uống có cồn như rượu, bia, nước ngọt chứa fructose.

- Người mắc bệnh gout tránh ăn vặt giữa các bữa, ăn bữa tối trước khi đi ngủ ít nhất ba tiếng để ngăn chặn tích tụ purin trong cơ thể. Chế biến thực phẩm bằng cách luộc, hầm (đặc biệt là với thịt) được khuyến khích hơn là chiên rán, nướng.

- Người bệnh cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt là chân tay khi đi ra ngoài.

- Nên hạn chế việc làm quá sức và không nên vận chuyển những vật nặng.

Bài viết đã giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân và những biện pháp khắc phục bệnh gút trở nặng hơn vào mùa đông. Để tránh bệnh gút tái phát đau dữ dội và biến chứng nghiêm trọng hơn khi trời lạnh, người bệnh nên nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.

ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất