Bệnh gút ở người trẻ: Tỷ lệ gia tăng, diễn biến phức tạp
Nguyên nhân tỷ lệ bệnh gút ở người trẻ ngày càng gia tăng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh gút ở người trẻ, nhưng đa phần là do thói quen sinh hoạt và ăn uống không khoa học như:
- Chế độ ăn uống không lành mạnh:
Nhiều người trẻ thích ăn thịt, hải sản, nội tạng động vật và ít tiêu thụ rau xanh, củ quả tươi. Thói quen này làm cơ thể khó đào thải acid uric, gây tích tụ tinh thể muối urat trong khớp, dẫn đến gout.
- Uống nhiều bia rượu:
Thói quen nhậu nhẹt, tiếp khách, uống nhiều rượu bia là thú vui của nhiều người trẻ, nhưng cũng là nguyên nhân gây gout, đặc biệt là nam giới. Chất cồn kích thích sản sinh acid uric và ức chế quá trình đào thải, dẫn đến gút và viêm khớp.
- Lười vận động:
Thay vì tập thể dục, họ thường ngồi một chỗ lướt mạng xã hội, xem phim, chơi game... Thói quen này tăng nguy cơ mắc bệnh gút.
- Tiền sử gia đình:
Bệnh gút ở người trẻ có thể do yếu tố di truyền. Những người có bố hoặc mẹ đã từng mắc gút có tỷ lệ mắc cao hơn người bình thường.
- Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc lợi tiểu như Furosemide, Hydrochlorothiazide có thể tăng nồng độ acid uric máu và gây ra gút.
- Do một số bệnh lý khác:
Các bệnh như thận mạn tính, suy tim, tan máu, suy giảm chức năng tuyến giáp, vẩy nến có thể tăng nguy cơ mắc bệnh gút do tác động xấu đến chức năng thận, dẫn đến cản trở đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.
Tổng hợp nguyên nhân gây gút phổ biến nhất
Top dấu hiệu nhận biết bệnh gút ở người trẻ không thể bỏ qua
Về cơ bản, biểu hiện của bệnh gút ở người trẻ cũng tương tự như biểu hiện trên những đối tượng lớn tuổi hơn. Dưới đây là 5 dấu hiệu điển hình mà người bệnh cần chú ý:
- Xuất hiện cơn đau đột ngột, không báo trước: Thông thường, những người mắc bệnh gút sẽ trải qua những cơn đau nhức ở các khớp như ngón chân, ngón tay... Biểu hiện đau này thường xuất hiện đột ngột và dữ dội. Cơn đau có thể nghiêm trọng nhất trong vòng 4 - 12 giờ sau khi bắt đầu. Sau những cơn đau cấp tính, người bệnh thường cảm thấy đau nhức âm ỉ kéo dài vài ngày đến vài tuần.
- Cơn đau kèm theo cảm giác nóng rát: Người bệnh gút thường trải qua cảm giác nóng rát ở vùng khớp khi gặp phải cơn đau. Các khớp trở nên nhạy cảm hơn, đặc biệt là khi tiếp xúc với quần áo hoặc vật liệu, gây ra cảm giác đau nhức và khó chịu.
- Sưng viêm, tấy đỏ: Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh gút là sự sưng viêm và tấy đỏ của các khớp. Khi nhẹ nhàng ấn vào, các khớp thường sẽ mềm và ấm lên. Sưng viêm khớp gây ra sự cản trở trong việc di chuyển và hoạt động hàng ngày của người bệnh.
- Khớp cứng, khó vận động: Người mắc bệnh gút thường cảm thấy khớp cứng và khó vận động. Họ không cảm thấy thoải mái và linh hoạt như thường lệ.
Các triệu chứng bệnh gút không thể bỏ qua
Bệnh gút ở người trẻ có nguy hiểm không?
Khi mắc bệnh gút, nhiều người thường lo lắng về các nguy cơ sức khỏe liên quan. Dưới đây là những biến chứng nguy hiểm mà người trẻ mắc bệnh gút có thể phải đối mặt nếu không được điều trị đúng cách:
- Bệnh Tim mạch: Thống kê y học cho thấy, người mắc bệnh gút có tỷ lệ cao hơn các vấn đề tim mạch như nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
- Đái tháo đường: Tăng acid uric trong máu là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.
- Bệnh thận mạn tính: Thận là cơ quan lọc acid uric, nhưng khi nồng độ acid uric tăng cao, thận có thể bị ảnh hưởng. Sự tích tụ acid uric có thể dẫn đến bệnh sỏi thận, và nguy cơ mắc các bệnh lý thận mạn tính nghiêm trọng.
- Tổn thương khớp: Các hạt tophi có thể gây ra loét khi vỡ, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng, gây viêm khớp và hỏng khớp.
- Suy giảm sinh lý nam giới: Nam giới mắc gút cũng có nguy cơ cao bị ung thư tuyến tiền liệt và rối loạn cương dương.
Biến dạng khớp do gút khiến người bệnh mất khả năng vận động khớp
Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh gút ở người trẻ
1. Phương pháp chẩn đoán bệnh gút
Để xác định chẩn đoán bệnh gút, các bác sĩ thường áp dụng kết hợp các biện pháp sau:
- Khám lâm sàng: Chẩn đoán bệnh gút có thể dựa vào các triệu chứng rõ ràng như sưng, viêm, và đau nhức ở các khớp. Bác sĩ cũng sẽ hỏi về các triệu chứng cụ thể như tần suất và vị trí đau khớp để đưa ra đánh giá chính xác.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu để đo nồng độ acid uric trong máu là một phương tiện hữu ích để hỗ trợ chẩn đoán. Nồng độ cao hơn mức bình thường có thể gợi ý về bệnh gút, nhưng kết quả cần được kết hợp với các triệu chứng và phương pháp chẩn đoán khác.
- Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm và chụp CT có thể giúp phát hiện tổn thương khớp và tinh thể urat trong khớp. Chụp X-quang thường được sử dụng để xác định các tổn thương xương và khớp do bệnh gút gây ra.
- Kiểm tra dịch khớp: Phương pháp này giúp loại trừ các nguyên nhân khác gây viêm khớp. Bằng cách lấy mẫu chất lỏng từ khớp, bác sĩ có thể kiểm tra tinh thể urat trong dịch khớp dưới kính hiển vi.
Sau khi thực hiện các phương pháp chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và đề xuất phác đồ điều trị phù hợp dựa trên tình trạng cụ thể của bệnh nhân.
Các phương pháp chẩn đoán bệnh gút
2. Phác đồ điều trị bệnh gút ở người trẻ
Khi gặp phải vấn đề về bệnh gút, nhiều người trẻ thường đặt ra câu hỏi là nên làm gì để giảm triệu chứng đau nhức. Các phương pháp điều trị cần đi đôi với việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, cách sống, và lối sống lành mạnh.
Bạn có thể tham khảo một số cách như sau:
- Chườm giảm đau: Các biện pháp giảm đau tại chỗ có thể giúp làm giảm khó chịu và tăng cường sự thoải mái cho người bệnh. Khi cảm thấy đau, hạn chế vận động và thực hiện chườm giảm đau trong khoảng 15 phút.
- Thuốc trị bệnh gút ở người trẻ: Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc để giảm đau, giảm sưng và hạ nồng độ acid uric trong máu, bao gồm:
+ Thuốc giảm đau không steroid có tác dụng chống viêm như Diclofenac, Celecoxib.
+ Colchicine: ức chế phản ứng viêm với tinh thể urat.
+ Thuốc corticoid: chống viêm mạnh nhưng cần sử dụng cẩn thận.
+ Thuốc ức chế tổng hợp acid uric như Allopurinol, Febuxostat.
+ Thuốc tăng đào thải acid uric như Probenecid, Benzbromarone.
+ Thuốc hủy acid uric như Rasburicase, Pegloticase.
- Bài thuốc dân gian trị gút: Một số người áp dụng các phương pháp dân gian để giúp cải thiện tình trạng gút. Dưới đây là một số phương pháp:
+ Sử dụng lá vối hoặc lá sake để làm nước uống thường xuyên.
+ Sử dụng gừng, có tính chất chống viêm và giảm đau, trong trà hoặc làm nước ngâm chân.
Lưu ý: Không nên tự ý sử dụng thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Sử dụng thuốc một cách không cân nhắc có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Phương pháp phòng tránh bệnh gút ở người trẻ
Dưới đây là những lời khuyên hữu ích cho người trẻ trong việc phòng tránh bệnh gút:
1. Duy trì chế độ ăn lành mạnh
- Bổ sung rau xanh và hoa quả tươi vào khẩu phần ăn hàng ngày.
- Giới hạn thực phẩm giàu đạm không quá 100g/ngày đối với người có trọng lượng 50kg.
- Tránh thức ăn nhiều chất béo, đồ ăn chế biến sẵn, thịt đỏ, và nội tạng động vật.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và hạn chế hoặc tránh uống rượu bia.
Nhóm thực phẩm người mắc gút nên hạn chế ăn
2. Tập luyện thể dục đều đặn
Mỗi người nên dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày cho các hoạt động vận động, thể thao vừa sức. Tập luyện có thể giúp giảm cân hiệu quả đặc biệt đối với những người bị thừa cân hoặc béo phì.
3. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt
Nam giới nên đứng dậy và đi lại thường xuyên, thực hiện những động tác nhẹ nhàng sau mỗi khoảng thời gian ngồi lâu. Đồng thời, mỗi người nên tuân thủ giấc ngủ đủ giấc và ăn uống đúng giờ, tránh thức khuya và giữ cân bằng giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi để giảm áp lực tinh thần.
4. Thăm khám sức khỏe định kỳ
Thực hiện kiểm tra định kỳ để đo nồng độ acid uric trong cơ thể, giúp bác sĩ đánh giá nguy cơ mắc bệnh gout.
Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh gút ở người trẻ. Nếu bạn còn thắc mắc về bệnh gút, hãy liên hệ với chuyên gia qua hotline: 0922.56.9779 để được hỗ trợ.
-
Thảo dược Kim ngân hoa – Nhất dược tiêu viêm trong Y học cổ truyền
-
Thuốc trị gút Allopurinol và những tác dụng phụ ít người biết
-
Triệu chứng bệnh gút mạn tính: Coi chừng tàn phế khớp vĩnh viễn
-
Bệnh giả gút là gì? Có nguy hiểm không? Có cần phải điều trị không? Giải đáp từ bác sĩ chuyên khoa
-
Nguyên nhân gây tăng acid uric máu và biện pháp điều trị mới nhất hiện nay
-
Ngũ gia bì là thảo dược có tác dụng mạnh gân cốt, khu phong hóa...
-
Cây Gắm, còn được biết đến với các tên gọi khác như dây mấu, vương...
-
Kim ngân hoa là thảo dược quý thường được dùng trong các bài thuốc kháng...
-
Khang Thống Linh là sản phẩm chăm sóc sức khỏe dành cho người có acid...
-
Công ty TNHH Dược phẩm Khang Linh đã nghiên cứu và phân phối trên thị...