Bệnh gút mãn tính: Mối nguy hại cho thận, tim mạch và mắt

Không chỉ tác động đến khớp, gây biến dạng khớp, tích tụ acid uric trong cơ thể còn dẫn đến biến chứng thận, tim mạch và thị lực. Nếu không được điều trị kịp thời, những biến chứng này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và làm việc của người bệnh.

Bệnh gút ảnh hưởng như thế nào đến thận, tim mạch và mắt?

1. Bệnh gút: Biến chứng nguy hiểm đến thận

Bệnh gút mãn tính

Bệnh gút có thể gây viêm thận và suy thận

Sự tích tụ acid uric có thể gây ra vấn đề suy giảm chức năng thận, suy thận. Một nghiên cứu thực hiện vào năm 2018 đã chỉ ra rằng người mắc bệnh gút có nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn 78% so với những người không mắc gút. Nghiên cứu cũng ghi nhận rằng trong 4 người mắc gút thì có 1 người phải đối mặt với các vấn đề tổn thương liên quan đến thận.

Người mắc bệnh gút cũng đối mặt với nguy cơ cao hơn về sỏi thận do tinh thể urat tạo cặn trong cơ quan và gây tắc nghẽn đường tiết niệu. Ước tính rằng cứ 5 người mắc sỏi thận có 1 người bị gút.

2. Bệnh gút: Nguy hại cho tim

Người mắc bệnh gút có thể phải đối mặt với cao huyết áp, bệnh động mạch vành, hoặc suy tim. Mặc dù gút không trực tiếp tác động lên tim, nhưng sự tích tụ của tinh thể urat gây ra viêm nhiễm và có thể dẫn đến hình thành cục máu đông, gây ra đau tim hoặc đột quỵ nếu không được phát hiện kịp thời.

3. Bệnh gút: Ảnh hưởng đến thị lực

Bệnh gút mãn tính

Biến chứng bệnh gút ảnh hưởng đến thị lực

Tinh thể urat và tình trạng viêm kéo dài do gút có thể tạo ra các vấn đề liên quan đến thị lực. Các biến chứng có thể bao gồm hình thành các hạt Tophi ở mí mắt, giác mạc, mống mắt; hội chứng khô mắt, viêm màng bồ đào; tăng nhãn áp; và đục thuỷ tinh thể, giảm thị lực.

4. Bệnh gút: Nguy cơ gây bệnh tiểu đường

Nghiên cứu chỉ ra phụ nữ mắc bệnh gút có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 cao hơn 71%, trong khi nam giới mắc gout tăng nguy cơ mắc tiểu đường 22%. Chuyên gia lý giải rằng tình trạng viêm nhiễm từ gút làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác như thừa cân, cao huyết áp...

5. Bệnh gút gây trầm cảm

Các nghiên cứu tâm thần thống kê cho thấy người trên 65 tuổi mắc bệnh gút có nguy cơ trầm cảm cao hơn 42% so với những người không mắc. Nghiên cứu chỉ ra rằng tình trạng viêm khớp kéo dài có thể ảnh hưởng đến tâm lý và có thể gây ra trầm cảm.

Lưu ý quan trọng giảm nguy cơ biến chứng bệnh gút

1. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Tránh thực phẩm giàu purin: nên hạn chế hoặc tránh các thực phẩm chứa nhiều purin như nội tạng động vật (tim, gan, lòng bầu dục), hải sản (tôm, cua, cá hồi, cá mòi), đậu, măng tây, cải bó xôi, và thịt đỏ (trâu, bò, chó).

- Hạn chế ăn thực phẩm chua như hoa quả chua và đồ muối chua.

- Tránh uống rượu và bia.

- Tránh sử dụng các thuốc lợi tiểu và corticoid.

- Uống đủ nước hàng ngày, khoảng 2 lít, ưa thích là nước khoáng kiềm.

- Tăng cường ăn rau xanh, cà rốt, và bắp cải.

- Thêm vào chế độ ăn sữa, trứng, và thịt trắng (thịt gia cầm không da).

- Tránh đi giày quá chật để giảm áp lực lên khớp.

Bệnh gút mãn tính

Thực phẩm người mắc gút nên tránh

2. Sống khoa học

Người bệnh nên:

- Duy trì trọng lượng cơ thể ổn định.

- Thực hiện các bài tập vận động nhẹ, chẳng hạn như đi bộ nhanh hoặc bơi lội, để cải thiện sự linh hoạt của khớp và giảm nguy cơ cơn gút. 

- Đảm bảo giấc ngủ đủ và chất lượng tốt.

- Tránh căng thẳng và stress, vì nó có thể làm tăng cường triệu chứng của bệnh gút.

Bệnh gút gây biến chứng không nhỏ đến thận, tim mạch và thị lực. Ngoài tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần quản lý lối sống và chế độ ăn uống để kiểm soát acid uric hiệu quả hơn. Tránh thức uống có cồn, hạn chế thực phẩm chứa nhiều purin như hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật, duy trì sự vận động tích cực và giữ cân nặng ổn định là những bước quan trọng.

ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất