Bệnh gút gây sỏi thận: Biến chứng nguy hiểm khó lường
Bệnh gút và sỏi thận: Nguyên nhân bắt nguồn từ tăng acid uric
Người bệnh bị gút gây sỏi thận là biến chứng phổ biến, nguyên nhân là do tăng nồng độ acid uric trong máu. Khoảng 20% bệnh nhân mắc bệnh gút phải đối mặt với vấn đề sỏi thận, đặc biệt là loại sỏi acid uric.
Sỏi thận có nhiều dạng khác nhau, bao gồm sỏi canxi oxalate, sỏi acid uric, sỏi struvite, và sỏi cystin. Trong đó, sỏi acid uric hình thành do acid uric lắng đọng trong kẽ thận, thường xuất hiện ở những người mắc rối loạn chuyển hóa purin gây tăng nồng độ acid uric trong máu. Tăng acid uric cũng là nguyên nhân dẫn đến tích tụ muối urat trong khớp và thận, dẫn đến viêm khớp, sỏi thận, suy thận.
Một trong những biến chứng thường gặp của bệnh gút là sỏi thận, viêm thận, suy thận
Điểm danh nguyên nhân hàng đầu gây tăng acid uric máu
Một số yếu tố liên quan có thể làm gia tăng nồng độ acid uric trong cơ thể, bao gồm:
- Tiêu thụ thực phẩm chứa purin: Ăn nhiều thịt đỏ như thịt trâu, bò, và thịt chó hoặc hải sản đều khiến tăng nồng độ acid uric máu.
- Rượu: Uống nhiều rượu làm tăng sản xuất axit lactic, gây giảm đào thải aciduric tại thận.
- Bia: Bia là thức uống rất giàu purin, làm tăng sản xuất acid uric trong máu.
- Do tác dụng phụ của thuốc: Một số thuốc, đặc biệt là nhóm corticoid (uống và tiêm) có tác dụng chống viêm và giảm đau, nhưng khi ngưng sử dụng đột ngột có thể gây tăng acid uric máu.
Việc hiểu rõ những yếu tố này giúp bệnh nhân có thể thay đổi lối sống và chế độ ăn uống để kiểm soát nồng độ acid uric, từ đó giảm rủi ro của các cơn đau gút và biến chứng sỏi thận.
Thức ăn giàu purin là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn chuyển hóa, tăng acid uric máu dẫn đến gút, bệnh thận và tim mạch
Cách giảm triệu chứng bệnh gút và phòng ngừa biến chứng sỏi thận
Điều trị gút càng sớm càng giúp ngăn chặn các biến chứng. Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị, người bệnh cũng cần chú ý:
- Thay đổi chế độ ăn uống: Thực hiện chế độ ăn giảm đạm, giảm mỡ, ưu tiên rau củ và trái cây để giảm nguy cơ bệnh gút và hạn chế sự hình thành sỏi thận. Lưu ý tránh nhịn đói, vì acid uric có thể tăng cao khi đói.
- Uống nhiều nước: Người bệnh uống khoảng 2 lít mỗi ngày, đặc biệt là nước khoáng kiềm để tăng cường đào thải acid uric qua nước tiểu.
- Không sử dụng chất kích thích: Không uống rượu bia, hút thuốc lá giúp giảm cơn đau gút nhanh chóng.
- Tập luyện vừa sức: Duy trì chế độ sinh hoạt điều độ, tránh lao động quá mức, giữ cân nặng ổn định, tập thể dục thể thao vừa sức là cách tốt để ngăn ngừa biến chứng.
- Thận trọng khi dùng thuốc: Bệnh nhân gút cần tránh sử dụng một số loại thuốc có thể làm tăng nồng độ acid uric máu, như thuốc lợi tiểu và corticoid.
Biến chứng bệnh gút gây sỏi thận hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, người bệnh nên có chế độ ăn uống lành mạnh và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để ngăn chặn bệnh phát triển.
-
Thảo dược Kim ngân hoa – Nhất dược tiêu viêm trong Y học cổ truyền
-
Thuốc trị gút Allopurinol và những tác dụng phụ ít người biết
-
Triệu chứng bệnh gút mạn tính: Coi chừng tàn phế khớp vĩnh viễn
-
Bệnh giả gút là gì? Có nguy hiểm không? Có cần phải điều trị không? Giải đáp từ bác sĩ chuyên khoa
-
Nguyên nhân gây tăng acid uric máu và biện pháp điều trị mới nhất hiện nay
-
Ngũ gia bì là thảo dược có tác dụng mạnh gân cốt, khu phong hóa...
-
Cây Gắm, còn được biết đến với các tên gọi khác như dây mấu, vương...
-
Kim ngân hoa là thảo dược quý thường được dùng trong các bài thuốc kháng...
-
Khang Thống Linh là sản phẩm chăm sóc sức khỏe dành cho người có acid...
-
Công ty TNHH Dược phẩm Khang Linh đã nghiên cứu và phân phối trên thị...