Bệnh gút đau ở đâu? Những vị trí đau khớp do gút thường gặp nhất
Bệnh gút đau ở đâu? Lí do bệnh gút gây đau khớp
Các cơn đau do bệnh gút có thể tác động đến sinh hoạt hàng ngày và công việc của người bệnh. Khi bùng phát, gút thường gây ra đau ở các vị trí sau:
- Đau khớp chi dưới, đặc biệt là ngón chân cái. Triệu chứng gút thường xuất hiện ở ngón chân cái, khớp đầu gối và mắt cá chân trước khi lan rộng đến các khớp khác trên cơ thể.
- Các khớp ở chi trên như ngón tay và khuỷu tay, thường biểu hiện rõ ràng những triệu chứng của bệnh gút như cứng khớp, lệch khớp và da chuyển sang màu đỏ, sưng và căng bóng.
- Khi bị gút tấn công có thể gây đau thắt lưng hoặc đau lưng. Các triệu chứng này có thể bị coi nhẹ hoặc chẩn đoán sai thành viêm khớp gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình điều trị và phục hồi của bệnh nhân.
- Gút đa khớp là tình trạng khi gút tấn công nhiều khớp ở nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể, dẫn đến đau đớn nghiêm trọng ở nhiều điểm đồng thời.
Những cơn đau gút cấp thường khởi phát sau khi uống nhiều rượu bia, ăn nhiều hải sản, thịt bò, nấm,…. Nhóm thực phẩm giàu purin làm tăng acid uric máu dẫn đến tích tụ tinh thể muối urat trong khớp dẫn đến những cơn đau dữ dội.
Cơn đau gút cấp thường khởi phát ở ngón chân cái
Các giai đoạn của bệnh gút: Những biểu hiện bất thường
Gút là loại bệnh viêm khớp phát triển qua 4 giai đoạn khác nhau. Các giai đoạn chính của bệnh gút gồm:
- Giai đoạn không có triệu chứng:
Trong giai đoạn này, bệnh gút xảy ra khi axit uric tích tụ trong máu mà không có bất kỳ triệu chứng nào bên ngoài. Tinh thể urate lắng đọng ở các khớp và mô, có thể gây ra tổn thương nhẹ. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, không cần thiết phải điều trị gút.
- Giai đoạn cấp tính:
Sưng, đau và nóng đỏ khớp là biểu hiện cơn gút cấp
Giai đoạn này xảy ra khi tinh thể urate lắng đọng đột ngột, gây ra viêm cấp tính và đau dữ dội. Các cơn đau thường bùng phát một cách bất ngờ và có thể được cải thiện trong vòng 3-10 ngày. Các dấu hiệu gút cấp tính thường liên quan đến căng thẳng, rượu, thuốc, ma túy, và một số bệnh lý khác. Trong giai đoạn này, việc nghỉ ngơi, tránh uống rượu, giảm lượng protein động vật, và sử dụng túi nước đá có thể giúp làm giảm đau và viêm.
- Giai đoạn tổn thương khớp:
Khớp tay bị tổn thương nghiêm trọng do gút
Trong giai đoạn này, các cơn đau gút có thể không xảy ra thường xuyên và có thể được cải thiện trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Tuy nhiên, bệnh gút vẫn tiếp tục phát triển một cách âm thầm. Nếu không có biện pháp điều trị hợp lý, có thể dẫn đến tổn thương khớp nghiêm trọng hơn. Trong giai đoạn này, các cơn đau có thể xảy ra thường xuyên hơn và mạnh mẽ hơn, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
- Giai đoạn gút mạn tính:
Hạt Tophi hình thành gây cứng khớp và cản trở vận động
Gút mạn tính là giai đoạn của bệnh gút gây ra suy nhược và tổn thương nghiêm trọng nhất cho các khớp. Các tổn thương này có thể không thể hồi phục và có thể dẫn đến nhiều biến chứng, bao gồm suy thận. Người bệnh có thể phát triển viêm khớp mạn tính hoặc xuất hiện các hạt tophi, tạo thành các khối u lớn gây tổn thương cho các khớp và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Quá trình phát triển gút mạn tính thường kéo dài trong thời gian dài. Vì vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh gút, việc tiến hành điều trị y tế phù hợp là rất quan trọng để tránh các biến chứng.
Biện pháp đơn giản phòng ngừa bệnh gút
Thay đổi lối sống có thể giúp ngăn chặn các cơn tấn công gút mới và làm chậm sự tiến triển của bệnh. Bác sĩ của bạn có thể gợi ý một số biện pháp phòng ngừa như sau:
- Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, giới hạn tiêu thụ thức ăn giàu Purin để tránh kích thích các triệu chứng gút. Các thực phẩm cần tránh bao gồm cá hồi, măng tây, nội tạng động vật, nấm, và hải sản. Thay vào đó, tăng cường ăn khoai tây, cà tím, anh đào, rau xanh, và súp lơ xanh.
- Uống đủ nước, khoảng 2 - 3 lít mỗi ngày để hỗ trợ chức năng thận loại bỏ các chất lỏng. Nên uống nước lọc, nước khoáng chứa ion hoặc nước ép trái cây và rau cải.
- Tránh hút thuốc lá, không uống rượu bia và các chất kích thích khác, vì chúng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh gút, đặc biệt là ở nam giới.
- Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức khỏe mạnh để giảm áp lực lên các khớp.
Gút là một bệnh viêm khớp phổ biến có thể gây ra đau đớn, sưng và cứng khớp. Bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi bệnh gút đau ở đâu? Nếu không được điều trị kịp thời, gút có thể gây ra viêm khớp, hạt Tophi gây cứng khớp, thậm chí tăng nguy cơ mắc sỏi thận, viêm thận. Vì vậy, người mắc gút cần thực hiện sớm các biện pháp phòng ngừa và điều trị phù hợp.
-
Thảo dược Kim ngân hoa – Nhất dược tiêu viêm trong Y học cổ truyền
-
Thuốc trị gút Allopurinol và những tác dụng phụ ít người biết
-
Triệu chứng bệnh gút mạn tính: Coi chừng tàn phế khớp vĩnh viễn
-
Bệnh giả gút là gì? Có nguy hiểm không? Có cần phải điều trị không? Giải đáp từ bác sĩ chuyên khoa
-
Nguyên nhân gây tăng acid uric máu và biện pháp điều trị mới nhất hiện nay
-
Ngũ gia bì là thảo dược có tác dụng mạnh gân cốt, khu phong hóa...
-
Cây Gắm, còn được biết đến với các tên gọi khác như dây mấu, vương...
-
Kim ngân hoa là thảo dược quý thường được dùng trong các bài thuốc kháng...
-
Khang Thống Linh là sản phẩm chăm sóc sức khỏe dành cho người có acid...
-
Công ty TNHH Dược phẩm Khang Linh đã nghiên cứu và phân phối trên thị...