Bệnh gút có thể chữa khỏi được không? Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa

Bệnh gút là căn bệnh phổ biến của xã hội, gây sưng đau các khớp tay, khớp chân khiến người bệnh mệt mỏi, vận động kém. Bệnh gút có thể chữa khỏi được không là thắc mắc chung của rất nhiều người. Dưới đây là giải đáp của bác sĩ chuyên khoa giúp bạn hiểu rõ hơn về cách điều trị bệnh gout mới nhất hiện nay.

Bệnh gút có chữa khỏi được không?

Thực tế, bệnh gút xảy ra do rối loạn chuyển hóa trong cơ thể gây nên. Vì vậy, chữa khỏi hoàn toàn là điều rất khó khăn. Nhất là với những trường hợp mắc bệnh gút mãn tính càng không thể chữa khỏi trong thời gian ngắn. Lý do là bởi Tây y chưa có bất kỳ loại thuốc nào đặc trị bệnh gút. Các phác đồ điều trị hiện nay chủ yếu kiểm soát triệu chứng của bệnh gút. Tùy thuộc vào điều trị gút cấp tính hay mạn tính mà bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn thuốc khác nhau.

Giai đoạn gút cấp tính, các tinh thể urat sắc nhọn bắt đầu hình thành và cọ vào lớp niêm mạc, dẫn đến sưng, đau và tấy đỏ. Các đợt gút cấp tính có thể đột ngột xuất hiện khi người bệnh uống rượu bia, ăn nhiều thực phẩm giàu đạm, hoặc căng thẳng, stress,…. Giai đoạn này, người bệnh nên dùng thuốc giảm viêm, giảm đau để bảo vệ khớp.

Giai đoạn gút mạn tính, các hạt hạt Tophi xuất hiện quanh khớp, thậm chí hình thành ở cơ, mô và thận dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm hơn. Việc điều trị lúc này cần phải liên tục và kéo dài để không ảnh hưởng đến chức năng khớp. Ngoài việc dùng thuốc giảm đau, chống viêm, người bệnh còn cần sử dụng các loại thuốc có công dụng kiểm soát acid uric máu để ổn định tình trạng bệnh.

Bệnh gút có thể chữa khỏi được không?

Hình ảnh mô phỏng bệnh gout xảy ra ở khớp ngón chân 

Gợi ý các loại thuốc Tây y điều trị bệnh gút

Dưới đây là một số loại thuốc Tây giúp điều trị bệnh gút hiệu quả:

1. Một số thuốc Tây điều trị gút cấp tính

Nguyên tắc khi điều trị gút cấp tính là giúp giảm nhanh các triệu chứng đau. Ngoài việc chườm đá lạnh, nghỉ ngơi, người bệnh có thể kê các loại thuốc sau:

-   Colchicine: Thường có hiệu quả trong khoảng 12-24 giờ đầu tiên sau khi có cơn gút cấp. Tác dụng của thuốc sẽ giúp giảm tình trạng viêm. Bệnh nhân có thể uống 1,2mg khi có các triệu chứng, và uống thêm 0,6mg vào 1 giờ sau đó. Tuy nhiên, thuốc chống chỉ định dùng cho người bị suy gan, suy thận, phụ nữ có thai.

-  Thuốc chống viêm không steroid gồm có các loại: Naproxen, Ibuprofen, Etoricoxib,…. Nên thận trọng khi sử dụng cho người cao tuổi đang có tiền sử bị bệnh thận, viêm loét dạ dày tá tràng.

-   Thuốc Corticosteroid: Thường được kê đơn khi các loại thuốc trên không có hiệu quả. Thuốc có nhiều tác dụng phụ nên chỉ dùng ngắn ngày theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh gút có thể chữa khỏi được không?

Điều trị gout bằng thuốc Tây chủ yếu giảm cường độ cơn đau tại khớp tay, chân

Ngoài ra, để hỗ trợ hạ acid uric máu, người bệnh có thể dùng một số loại thuốc Tây như sau:

-  Thuốc Allopurinol gây ức chế quá trình tổng hợp acid uric. Loại thuốc này gây tác dụng phụ như: Nổi mẩn ngứa ở da, rối loạn tiêu hóa.

-  Thuốc probenecid hỗ trợ tăng thải acid uric qua đường nước tiểu. Thuốc này thường đường chỉ định trong trường hợp bệnh nhân không dung nạp allopurinol.

- Thuốc uricozyme hỗ trợ chuyển hóa acid uric thành allantoine hòa tan.

Những loại thuốc này cần phải sử dụng lâu dài, ban đầu với liều lượng ít, sau đó tiếp tục tăng dần. Dùng thuốc trong thời gian dài cũng cần theo dõi chức năng Gan, Thận để tránh biến chứng.

2. Thuốc tây điều trị gút mãn tính

Bệnh gút mãn tính cần phải sử dụng thuốc lâu dài. Vì vậy, bác sĩ thường kê đơn dùng các loại thuốc giảm acid uric để ngăn chặn lắng đọng tinh thể urat trong khớp. Các loại thuốc thường dùng bao gồm: Pegloticase, Probenecid, Allopuronol,.… Ngoài ra còn cần phải kết hợp với các loại thuốc chống thoái khớp khác như: Acid hyaluronic, Glucosamin,….

3. Sử dụng thảo dược chữa gút

Sử dụng thảo dược giúp hạ acid uric máu là phương pháp an toàn, có thể sử dụng lâu dài, được rất nhiều chuyên gia khuyên dùng. Các thảo dược như: Cao gắm, Xa tiền, Ngũ gia bì, Hoàng bá, Trạch tả…. được áp dụng nhiều trong các bài thuốc chữa gút với công dụng giảm đau, giảm sưng khớp và hạ acid uric máu.

Bệnh gút có thể chữa khỏi được không?

Thảo dược chữa gout được đánh giá cao bởi lành tính, không gây tác dụng phụ

Lời khuyên về chế độ ăn uống, sinh hoạt cho người bị gút

Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cũng cần kết hợp ăn uống lành mạnh để giảm lượng acid uric trong máu xuống ngưỡng an toàn. Dưới đây là một số cách đơn giản bạn nên duy trì hàng ngày:

-  Tập thể dục thể thao điều độ, nhẹ nhàng, vừa sức.

-  Duy trì mức cân nặng đạt chuẩn, không béo phì, thừa cân.

-  Hạn chế tối đa hải sản, nội tạng động vật, thịt đỏ.

-  Uống đủ nước.

-  Không dùng bia, rượu, nước ngọt có ga, chất kích thích.

-  Tăng cường thực đơn rau xanh, hoa quả.

Bài viết trên đây đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Bệnh gút có chữa khỏi được không?”. Gút là căn bệnh diễn biến âm thầm và lâu dài. Vì vậy, ngoài dùng thuốc đúng theo phác đồ điều trị, người bệnh nên ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, tránh xa stress để tăng hiệu quả. 

ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất