Bệnh gút có chữa khỏi được không? Phương pháp điều trị bệnh gút mới nhất hiện nay

Bệnh gút đang có tỉ lệ gia tăng và trẻ hóa ở Việt Nam. Bệnh gút có chữa khỏi được không hay phải chung sống suốt đời là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Nguyên nhân gây bệnh gút: Bắt nguồn từ chế độ ăn uống

Bệnh gút (còn được gọi là thống phong), là một dạng viêm khớp đặc trưng với biểu hiện sưng, đau, nhức, đỏ khớp. Bệnh thường bắt đầu ở ngón chân và các chi dưới, sau đó lan rộng lên các chi trên. Ban đầu, người bệnh có thể chỉ cảm thấy đau nhức nhẹ ở khớp, nhưng sau vài tuần, triệu chứng có thể tự giảm đi. Khi bệnh phát triển, đau nhức trở nên nặng nề hơn, các khớp sưng to, có màu đỏ và nóng dẫn đến việc di chuyển trở nên khó khăn.

Trước đây, bệnh gút thường được gọi là “bệnh nhà giàu”, chủ yếu gặp nam giới trung niên. Nguyên nhân gây gút thường xuất phát từ việc tiêu thụ quá nhiều purin từ thực phẩm như thịt đỏ, nội tạng động vật, bia rượu dẫn đến tăng acid uric máu. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến tích tụ thành tinh thể sắc nhọn và cứng, gây ra đau nhức dữ dội.

Ngày nay, tỷ lệ người trẻ mắc gút gia tăng đáng kể. Nguyên nhân có thể do chế độ ăn uống không lành mạnh kết hợp với thói quen ít vận động làm tăng nguy cơ mắc gút. Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị bệnh ác tính cũng có thể góp phần làm tăng nồng độ acid uric trong máu dẫn đến bệnh.

Bệnh gút có chữa khỏi được không?

Tổng hợp một số nguyên nhân gây bệnh gút

Bệnh gút có chữa khỏi được không?

Bệnh gút ở giai đoạn nặng thường kèm theo cơn đau nhức dữ dội, sưng khớp và gây khó khăn trong vận động, đồng thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

- Tổn thương khớp: Gút gây biến chứng hạt Tophi hình thành ở khớp, gây cứng khớp, biến dạng khớp. Thậm chí, hạt Tophi còn phát triển to về kích cỡ, có thể vỡ ra, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

- Tổn thương thận: Acid uric có thể tích tụ gây sỏi thận, viêm thận, thậm chí suy thận vĩnh viễn.

- Một số biến chứng khác: Gút cũng làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ bất ngờ.

Bệnh gút có chữa khỏi được không? Theo các chuyên gia, việc điều trị gút dứt điểm rất khó khăn, thậm chí có thể coi là không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, khi phát hiện bệnh gút sớm và duy trì kiểm soát nồng độ acid uric trong máu bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt đúng cách có thể ngăn chặn tái phát cơn gút cấp. Người bệnh có thể duy trì tình trạng vận động bình thường và không bị đau đớn nhiều.

Bệnh gút có chữa khỏi được không?

Bệnh gút chia làm 3 giai đoạn và mỗi giai đoạn lại có phương pháp điều trị riêng 

Phương pháp điều trị gút phổ biến hiện nay

Bệnh gout được chẩn đoán thông qua các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm như máu, chụp X-quang, CT, hoặc kiểm tra dịch khớp. Sau khi xác định chính xác giai đoạn bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp tốt nhất cho bệnh nhân.

Trong trường hợp chỉ có tăng nồng độ acid uric mà không có triệu chứng, việc điều trị không cần thiết. Người bệnh có thể chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống và thực hiện các xét nghiệm máu định kỳ để kiểm soát nồng độ acid uric.

Ở giai đoạn cấp tính, bệnh gút thường xuất hiện với các cơn đau và viêm. Tình trạng này thường xảy ra khi cơ thể tiếp nhận quá nhiều purin, chẳng hạn như sau khi ăn hải sản, thịt đỏ, uống bia rượu, hoặc khi trải qua căng thẳng hoặc nhiễm lạnh. Các cơn đau thường kéo dài 1-2 tuần và sau đó sẽ giảm đi. Người bệnh có thể được kê đơn thuốc kháng viêm, giảm đau để điều trị các cơn gút cấp.

Ở giai đoạn nặng hơn, bác sĩ có thể kê đơn nhiều loại thuốc khác nhau để giảm đau, kháng viêm, giảm acid uric trong máu, cũng như khôi phục chức năng gan và thận. Đối với những trường hợp nặng, bác sĩ có thể đề xuất phẫu thuật để cắt bớt dịch khớp hoặc thậm chí thay thế khớp bằng khớp nhân tạo nếu khớp bị hỏng hoàn toàn.

Bệnh gút có chữa khỏi được không?

Thuốc điều trị bệnh gút cần phải sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Một số biện pháp kiểm soát cơn gút cấp hiện nay

Y học hiện đại khẳng định không có phương pháp chữa trị dứt điểm cho bệnh gút triệt để. Vì vậy, việc điều chỉnh chế độ ăn uống và duy trì lối sống lành mạnh để ngăn chặn sự phát triển của bệnh là điều rất quan trọng.

Dưới đây là chế độ ăn uống và sinh hoạt tốt nhất cho người bị gút:

- Kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn uống hàng ngày, hạn chế thực phẩm có hàm lượng purin cao như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật, và một số loại rau và đậu.

- Tăng cường bổ sung nước và vitamin C, ưa thích ăn nhiều rau củ quả, và đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày.

- Hạn chế tiêu thụ rượu bia, thuốc lá, và các chất kích thích khác.

- Giảm lượng đồ ăn chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, đồ uống ngọt, và đồ chứa nhiều đường fructose.

- Tập thể dục thể thao thường xuyên, xây dựng lối sống lành mạnh, tránh thức khuya, giảm stress.

- Nếu có thừa cân, cần giảm cân và tăng cường uống nước có tính chất kiềm để loại bỏ acid uric khỏi cơ thể.

- Thăm bác sĩ định kỳ để xét nghiệm và theo dõi nồng độ acid uric trong máu, tuân thủ theo chỉ định của chuyên gia y tế.

Bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Bệnh gút có chữa khỏi được không?” Thực tế chưa có biện pháp chữa trị dứt điểm bệnh gút. Tuy nhiên, người bệnh có thể kiểm soát các triệu chứng đau ở khớp bằng cách duy trì nồng độ acid uric ổn định trong máu bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp. Để được tư vấn thêm về cách sống chung với bệnh gút, bạn hãy liên hệ: 0922.56.9779 để được hỗ trợ.

ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất